Quy trình xin giấy phép nhập khẩu nông sản (Thủ tục 2024)

Để nhập khẩu nông sản vào Việt Nam phải thực hiện thủ tục hải quan. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về Dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu nông sảnDịch Vụ Thủ Tục Hải Quan Nhập Khẩu Nông Sản (Thủ Tục 2020)
Quy trình xin giấy phép nhập khẩu nông sản (Thủ tục 2023)

1. Nông sản là gì?

Nông sản là sản phẩm của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp.

2. Hồ sơ thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu nông sản

Hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/NK;

  • Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.

Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.

  • Giấy phép nhập khẩu hoặc văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngoại thương và thương mại đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc văn bản thông báo giao quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu:
  • Nếu nhập khẩu một lần: 01 bản chính;
  • Nếu nhập khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi nhập khẩu lần đầu.
  • Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính.

Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.

Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;

  • Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;
  • Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy. Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC ;
  • Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu, chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, pháp luật về quản lý ngoại thương mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;

Các chứng từ nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa ASEAN hoặc Cổng thông tin trao đổi với các nước khác theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan..

  • Địa điểm làm thủ tục hải quan nhập khẩu nông sản

Hàng hóa nhập khẩu được đăng ký tờ khai tại trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải đơn, hợp đồng vận chuyển hoặc Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi hàng hóa được chuyển đến.

3. Trình tự thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu nông sản

Bước 1: Tổ chức, cá nhân thực hiện nộp hồ sơ tại chi cục hải quan theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Thông tin trên tờ khai hải quan được Hệ thống tự động kiểm tra để đánh giá các điều kiện được chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan. Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, công chức hải quan thực hiện kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.

Bước 3: Căn cứ quyết định kiểm tra hải quan được Hệ thống tự động thông báo, việc xử lý được thực hiện: Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan và quyết định thông quan hàng hóa.

Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên cổng thông tin một cửa quốc gia để quyết định việc thông quan hàng hóa hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa để quyết định thông quan.

Bước 4: Thông quan hàng hóa.

Lưu ý, đối với một số hàng hóa, để nhập khẩu vào Việt Nam, ngoài thủ tục hải quan còn phải thực hiện thủ tục theo quy định quản lý chuyên ngành – kiểm dịch thực vật.

>> Xem thêm Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu cá nhân để biết cách thức để cá nhân đăng ký và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy nhập khẩu nông sản.

4. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu nông sản của ACC Group

Khi sử dụng dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu nông sản của ACC Group, các khách hàng có những lợi ích sau:

  • Được tư vấn đầy đủ về các quy định pháp luật của liên quan về thủ tục hải quan nhập khẩu nông sản
  • ACC Group sẽ soạn thảo hồ sơ nhập khẩu, đại diện khách hàng thực hiện thủ tục nếu khách hàng có nhu cầu
  • Báo giá một lần, trọn gói không phát sinh
  • Chính sách sau bán hàng chu đáo

5. Báo giá dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu nông sản

Trên đây là một số thông tin liên quan đến dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu nông sản. Nhìn chung, đối với các thủ tục hải quan, cá nhân, tổ chức nên sử dụng dịch vụ của các công ty chuyên nghiệp để việc thực hiện được nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo