Hiện nay, thủy hải sản đang là ngành phát triển và nằm trong top những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam ta. Các mặt hàng thủy hải sản không chỉ đáp ứng được nhu cầu của người dân trong nước. Tuy nhiên, để có được nguồn hàng thủy hải sản xuất khẩu chất lượng, bên cạnh kỹ thuật chăm sóc, thì việc chọn giống thủy hải sản, hay cụ thể hơn là giống cá cũng là một trong những điều cực kỳ quan trọng. Do đó, lượng cá giống được nhập khẩu đang ngày càng tăng. Để được thông quan hợp pháp thì lô hàng cá giống cần được cấp giấy phép nhập khẩu cá giống khi vào lãnh thổ Việt Nam. Vậy thủ tục xin giấy phép nhập khẩu cá giống như thế nào? Cùng lắng nghe những chia sẻ của các chuyên gia của công ty Luật ACC trong nội dung bài viết dưới đây.
1. Giấy phép nhập khẩu cá giống được quy định tại đâu?
Giấy phép nhập khẩu cá giống được quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan cụ thể:
- Luật Thú y năm 2015;
- Luật An toàn thực phẩm năm 2010;
- Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 11/2019/TT-BNNPTNT;
- Thông tư 12/2018/TT-BCT;
- Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT;
- Các văn bản pháp luật có liên quan khác.
2. Giấy phép nhập khẩu cá giống được hiểu như thế nào?
Muốn hiểu rõ thế nào là giấy phép nhập khẩu cá giống chúng ta cần xác định được thế nào là cá giống? thế nào là giấy phép nhập khẩu, cụ thể:
Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 11/2019/TT-BNNPTNT quy định: “Động vật thủy sản sử dụng làm giống là động vật thủy sản sử dụng để sản xuất giống, làm giống để nuôi thương phẩm, làm cảnh, giải trí hoặc sử dụng với Mục đích khác.”
Giấy phép nhập khẩu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cho phép mặt hàng nhất định được đưa vào lãnh thổ của nước đó, tùy vào quy định pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế mà điều kiện cấp giấy phép nhập khẩu khác nhau tùy quốc gia.
Như vậy, giấy phép nhập khẩu cá giống là loại giấy phép cần thiết và bắt buộc đối với các cơ sở kinh doanh về nhập khẩu cá giống về Việt Nam. Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn kinh doanh nhập khẩu cá giống thì đều bắt buộc phải có giấy phép nhập khẩu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
3. Khi nào phải cấp giấy phép nhập khẩu cá giống?
Đối với một số trường hợp cho phép nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam thì pháp luật quy định phải xin giấy phép nhập khẩu cá giống. Cụ thể tại Điều 4 Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
“Điều 4. Các trường hợp cấp phép nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam
1. Cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp phải đánh giá rủi ro: Thủy sản sống lần đầu nhập khẩu để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí.
2. Cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp không phải đánh giá rủi ro:
a) Thủy sản sống nhập khẩu để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí đã được đánh giá rủi ro;
b) Thủy sản sống nhập khẩu để nghiên cứu khoa học;
c) Thủy sản sống nhập khẩu để trưng bày tại hội chợ, triển lãm.”
Như vậy, sẽ có hai trường hợp khi nhập khẩu cá giống cần phải xin giấy phép nhập khẩu cá giống là trường hợp không phải đánh giá rủi ro với một số trường hợp nhất định và trường hợp phải đánh giá rủi ro.
4. Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu cá giống
Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu cá giống được chia làm hai trường hợp như đã nêu trên:
Đối với thủ tục xin giấy phép nhập khẩu cá giống với trường hợp phải đánh giá rủi ro
Được quy định tại Điều 5 Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu cá giống
Hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép nhập khẩu cá giống bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp phép theo Mẫu;
- Bản chính bản thuyết minh đặc tính sinh học của thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu;
- Bản chính Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu cá giống như trên đến Tổng cục Thủy sản. Việc gửi hồ sơ có thể theo một trong các hình thức:
+ Gửi trực tiếp;
+ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính;
+ hoặc theo cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến (nếu có).
Bước 3: Xem xét hồ sơ
Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ của hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản thông báo bằng văn bản cho tổ chức cá nhân;
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không hợp lệ, Tổng cục Thủy sản thông báo bằng văn bản cho tổ chức cá nhân và nêu rõ lý do;
Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản tổ chức thực hiện đánh giá rủi ro theo quy định, cấp Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống kèm theo Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu được phê duyệt theo Mẫu. Trường hợp không cấp phép nhập khẩu, Tổng cục Thủy sản trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Bước 4: Trả và nhận kết quả
Tổng cục Thủy sản trả giấy phép nhập khẩu cá giống trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến hoặc cơ chế một cửa quốc gia.
Đối với thủ tục xin giấy phép nhập khẩu cá giống với trường hợp không phải đánh giá rủi ro
Được quy định tại Điều 6 Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu cá giống
Hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép nhập khẩu cá giống để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp phép theo mẫu;
- Bản chính Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu;
- Bản chính Báo cáo kết quả nhập khẩu, nuôi giữ theo Mẫu, bản sao chụp biên bản kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản theo Mẫu (áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu thủy sản sống từ lần thứ hai trở đi).
Hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép nhập khẩu cá giống để nghiên cứu khoa học bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp phép theo mẫu;
- Bản chính Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu;
- Bản chính đề cương nghiên cứu khoa học đã được cơ quan có chức năng nghiên cứu khoa học hoặc cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt.
Hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép nhập khẩu cá giống để trưng bày tại hội chợ, triển lãm bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp phép theo mẫu;
- Bản chính hoặc bản sao chứng thực giấy tờ chứng minh về việc tham gia hội chợ, triển lãm và phương án xử lý sau khi kết thúc hội chợ, triển lãm theo Mẫu.
Trình tự cấp phép nhập khẩu:
Bước 2: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu cá giống như trên đến Tổng cục Thủy sản. Việc gửi hồ sơ có thể theo một trong các hình thức:
+ Gửi trực tiếp;
+ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính;
+ hoặc theo cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến (nếu có).
Bước 3: Xem xét hồ sơ
Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ của hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản thông báo bằng văn bản cho tổ chức cá nhân;
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản cấp Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống kèm theo Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống được phê duyệt (đối với trường hợp Thủy sản sống nhập khẩu để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí đã được đánh giá rủi ro; Thủy sản sống nhập khẩu để nghiên cứu khoa học) hoặc phương án xử lý sau khi kết thúc hội chợ, triển lãm được phê duyệt (đối với trường hợp Thủy sản sống nhập khẩu để trưng bày tại hội chợ, triển lãm) theo Mẫu.
Bước 4: Trả và nhận kết quả
Tổng cục Thủy sản trả giấy phép nhập khẩu cá giống trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến hoặc cơ chế một cửa quốc gia.
Như vậy, về cơ bản thủ tục xin giấy phép nhập khẩu cá giống đối với hai trường hợp trên gần tương tự nhau chỉ khác ở chỗ trường hợp phải đánh giá rủi ro thì có thêm thủ tục thẩm định hồ sơ và đánh giá rủi ro.
5. Dịch vụ xin cấp giấy phép nhập khẩu cá giống của ACC
Như vậy, qua các nội dung của bài viết giấy phép nhập khẩu cá giống ở phần trên, đã giúp cho Quý bạn đọc hiểu được về giấy phép nhập khẩu cá giống là gì, thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu cá giống.
Hiện nay, Quý khách đang có nhu cầu xin giấy phép nhập khẩu nhưng không có thời gian để tìm hiểu cũng như chưa nắm rõ được thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu. Có quá nhiều vấn đề khiến bạn không thể tự mình làm thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu cá giống.
Hãy đến với ACC, với kinh nghiệm cung cấp dịch vụ đăng ký giấy phép nhập khẩu, cam kết mang tới chất lượng dịch vụ tốt nhất, nhanh chóng hoàn thành thủ tục để giúp quý khách thuận lợi trong quá trình hoạt động.
Trên đây là nội dung bài viết giấy phép nhập khẩu cá giống. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ xin cấp giấy phép nhập khẩu, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giấy phép nhập khẩu một cách nhanh chóng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.
Nội dung bài viết:
Bình luận