Thủ tục nhập xin giấy phép nhập khẩu cá cảnh mới nhất (Cập nhật 2024)

Hiện nay xu hướng chơi cá cảnh ngày càng nhiều. Những người chơi cá cảnh thường chọn những loại cá từ nước ngoài bởi vì chúng không chỉ đa dạng về màu sắc mà còn đa dạng về chủng loại. Vậy thủ tục xin giấy phép nhập khẩu cá cảnh được quy định như thế nào, để có giấy phép nhập khẩu cá cảnh cần có những điều kiện gì. Cần chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây về giấy phép nhập khẩu cá cảnh.

1. Giấy phép nhập khẩu cá cảnh là gì?

Để tìm hiểu về giấy phép nhập khẩu cá cảnh là gì, chúng ta cùng tìm hiểu về định nghĩa nhập khẩu tại Điều 28 VBHN 03/VBHN-VPQH 2017 luật thương mại như sau:

Điều 28. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa

“2. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

Ngoài ra, căn cứ Khoản 1 Điều 2 VBHN 07/VBHN-BNNPTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Động vật thủy sản sử dụng làm giống là động vật thủy sản sử dụng để sản xuất giống, làm giống để nuôi thương phẩm, làm cảnh, giải trí hoặc sử dụng với mục đích khác”

Vậy thủ tục xin giấy phép nhập khẩu cá cảnh là thủ tục cho phép nhập cá cảnh từ nước ngoài vào Việt Nam Tuy nhiên không phải thủ tục nhập khẩu cá cảnh nào cũng được cho phép mà còn tùy theo đó là loại cá nào.

2. Căn cứ để xin giấy phép nhập khẩu cá cảnh

Để thực hiện thủ tục nhập khẩu cá cảnh phải căn cứ các căn cứ sau:

  • Điều kiện thứ nhất để thực hiện thủ tục nhập khẩu cá cảnh là phải Căn cứ Điều 4 Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT như sau:

Điều 5. Nguyên tắc nhập khẩu trong thời gian chờ bổ sung vào danh mục hàng hoá được phép nhập khẩu không phải xin phép

“1. Đối với các loại hàng hoá ngoài danh mục hàng hoá được phép nhập khẩu không phải xin phép, sau khi có kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả đánh giá rủi ro được các cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản công nhận, Thương nhân được phép nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, giá trị, không phải đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu”

Vậy chúng ta phải xem có phải xin giấy phép nhập khẩu hay không, nếu xin giấy phép nhập khẩu thì doanh nghiệp phải chuẩn bị bộ hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu tại Cục thú y (thời gian 15 ngày làm việc nên doanh nghiệp lưu ý để chuẩn bị hồ sơ sớm tránh trường hợp ảnh hưởng đến hàng hóa)

  • Thứ hai, trong thủ tục nhập khẩu cá cảnh phải xem loài cá ấy có thuộc Phụ lục thuộc Căn cứ Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES);

Điều 11. Nhập khẩu mẫu vật động vật, thực vật thuộc các Phụ lục CITES

“1. Cấm nhập khẩu

Nghiêm cấm nhập khẩu mẫu vật động vật, thực vật thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc từ tự nhiên vì mục đích thương mại.

2. Nhập khẩu có giấy phép

a) Mẫu vật các loài động vật, thực vật thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc từ tự nhiên chỉ được nhập khẩu cho mục đích phục vụ ngoại giao, nghiên cứu khoa học, trao đổi giữa các vườn thú, vườn thực vật, triển lãm, biểu diễn xiếc không vì mục đích lợi nhuận, trao trả mẫu vật giữa Cơ quan Quản lý CITES các nước.

b) Mẫu vật động vật, thực vật thuộc Phụ lục I có nguồn gốc từ trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo, mẫu vật quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này và mẫu vật động vật, thực vật thuộc Phụ II và III của Công ước CITES phải được Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp giấy phép.”

Trường hợp loài cá cảnh nhập khẩu không thuộc các Phụ lục của Công ước CITES thì Công ty làm thủ tục nhập khẩu như các hàng hóa thông thường khác

  • Thứ ba, cần phải căn cứ vào vbhn 07/vbhn-bnnptntquy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy để xem mặt hàng cá cảnh sống thuộc đối tượng hàng hóa phải kiểm dịch thủy sản trước khi thông quan không. 

3. Trình tự thủ tục xin giấy phép nhập khẩu cá cảnh

Nếu mặt hàng cá cảnh mà doanh nghiệp đã xác định có tên trong danh mục Cites, thì trình tự thủ tục xin giấy phép nhập khẩu cá cảnh như sau:

Doanh nghiệp trước tiên phải xin giấy phép nhập khẩu, thủ tục thực hiện theo Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ như sau:

Điều 12. Hồ sơ, cơ quan cấp và hiệu lực của giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục CITES

“2. Thành phần hồ sơ nhập khẩu

a) Nhập khẩu mẫu vật thuộc các Phụ lục CITES vì mục đích thương mại:

- Đề nghị cấp Giấy phép, Giấy phép CITES theo mẫu số 01/LN ban hành kèm theo Thông tư này;

- Bản sao chụp hợp đồng giao kết thương mại giữa các bên có liên quan.

- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân (chỉ nộp khi xuất khẩu lần đầu).

- Bản sao chụp Giấy phép xuất khẩu, tái xuất khẩu do Cơ quan quản lý CITES của nước xuất khẩu, tái xuất khẩu cấp.

- Trường hợp mẫu vật nhập khẩu là động vật, thực vật hoang dã còn sống phải có các giấy tờ sau:

+ Văn bản xác nhận đủ điều kiện nuôi, giữ, chăm sóc của cơ quan kiểm lâm tỉnh hoặc xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành thuỷ sản cấp tỉnh đối với các loài thủy sinh;

+ Văn bản xác nhận về việc nhập khẩu mẫu vật đó không ảnh hưởng xấu tới môi trường và việc bảo tồn các loài động vật, thực vật trong nước đối với trường hợp loài động vật, thực vật đó lần đầu tiên được nhập khẩu vào Việt Nam của một trong các Cơ quan Khoa học CITES Việt Nam sau đây: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Viện Nghiên cứu Hải sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

b) Nhập khẩu mẫu vật thuộc các Phụ lục CITES không vì mục đích thương mại:

- Đề nghị cấp Giấy phép, Giấy phép CITES theo mẫu số 01/LN ban hành kèm theo Thông tư này;

- Văn bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc văn bản xác nhận quà biếu, tặng, ngoại giao (đối với mẫu vật nghiên cứu khoa học, ngoại giao) hoặc Quyết định cử đi tham dự triển lãm hoặc biểu diễn xiếc (đối với mẫu vật để triển lãm, biểu diễn xiếc) của Cơ quan có thẩm quyền (bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối chiếu; hoặc bản sao có chứng thực);

- Bản sao chụp Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức.

- Bản sao Giấy phép CITES xuất khẩu do Cơ quan Quản lý CITES nước xuất khẩu, tái xuất khẩu cấp.

3. Cơ quan thực hiện: Theo quy định tại Khoản 4, Điều 9 của Thông tư này.

4. Thời hạn hiệu lực của Giấy phép: Thời hạn có hiệu lực tối đa của giấy phép, chứng chỉ xuất khẩu và tái xuất khẩu là 06 (sáu) tháng; thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép nhập khẩu là 12 (mười hai) tháng, kể từ ngày được cấp..”

Khi đăng ký, khai hải quan thực hiện theo Điều 16, 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

Nếu Mặt hàng cá cảnh mà doanh nghiệp đã xác định không có tên trong danh mục Cites, thì trình tự thủ tục nhập khẩu cá cảnh như các hàng hóa thông thường khác theo Điều 16, 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

4. Những câu hỏi thường gặp

4.1 Nhập khẩu cá cảnh cần làm kiểm dịch không?

Đối với mặt hàng cá cảnh sống thuộc đối tượng hàng hoá phải kiểm dịch thuỷ sản trước khi thông quan theo Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010. Do đó cần làm thủ tục kiểm dịch thủy sản theo quy định khi nhập khẩu cá cảnh.

4.2 Chứng chỉ cần cấp cho các trường hợp nhập khẩu cá cảnh là gì?

Thứ nhất: Trường hợp mặt hàng cá cảnh thuộc Phụ lục I Công ước CITES thì không được nhập khẩu vì mục đích thương mại, trừ trường hợp loài động vật có nguồn gốc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo thì khi nhập khẩu phải có Giấy phép CITES, chứng chỉ CITES do cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp.

Trường hợp nhập khẩu loài cá cảnh thuộc Phụ lục II, III Công ước CITES thì phải có Giấy phép CITES, chứng chỉ CITES do cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp.

Thứ ba: Trường hợp loài cá cảnh nhập khẩu không thuộc các Phụ lục của Công ước CITES thì Công ty làm thủ tục nhập khẩu như các hàng hóa thông thường khác, hồ sơ hải quan tuân thủ

4.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về giấy phép nhập khẩu cá cảnh không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về giấy phép nhập khẩu cá cảnh uy tín, trọn gói cho khách hàng.

4.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về giấy phép nhập khẩu cá cảnh của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về giấy phép nhập khẩu cá cảnh. Nếu khách hàng còn thắc mắc gì, hãy gọi cho chúng tôi ngay để được giải đáp kịp thời. Đơn vị của chúng tôi:

  • Tư vấn, hỗ trợ mọi lúc,mọi nơi an toàn nhanh chóng.
  • Thời gian hợp lí, nhanh gọn, giải quyết vấn đề dứt khoát để không làm mất thì giờ của khách hàng.
  • Tài liệu và thông tin khách hàng cung cấp cho chúng tôi đều được giữ bí mật tuyệt đối.
  • Phong cách phục vụ chuyên nghiệp, đội ngũ nhân viên gồm những luật sư Giầu kinh nghiệm.
  • Chi phí dịch vụ Hợp lý

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo