Thủ tục làm Giấy phép liên vận Campuchia (Cập nhật 2023)

Giấy phép liên vận Campuchia là loại giấy phép được cấp cho xe thương mại và xe phi thương mại khi hoạt động kinh doanh vận tại sang nước Campuchia. Giấy phép liên vận Campuchia là điều kiện bắt buộc đối với cá nhân muốn kinh doanh vận tải hành khách hoặc hàng hóa sang Campuchia bắt buộc phải xin giấy phép liên vận theo quy định của pháp luật. ACC là đơn vị chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ làm giấy phép liên vận Campuchia. Mời bạn tham khảo chi tiết bài tư vấn về quy định pháp lý cấp giấy phép liên vận Campuchia của ACC.
Thủ Tục Làm Giấy Phép Liên Vận Campuchia (Cập Nhật 2021)
Thủ Tục Làm Giấy Phép Liên Vận Campuchia 

Xin giấy phép kinh doanh vận tải đi nước Campuchia cho xe thương mại là loại hình kinh doanh có điều kiện, cũng như kinh doanh các ngành, nghề khác, phải làm đầy đủ các thủ tục xin giấy phép theo quy định giữa hiệp định Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Campuchia.

1. Giấy phép liên vận Campuchia đối với xe thương mại là gì?

Theo quy định phương tiện thương mại bao gồm:

  • Xe vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch: có từ 10 chỗ ngồi trở lên (kể cả người lái xe);
  • Xe taxi: có 05 chỗ ngồi (kể cả người lái xe);
  • Xe vận tải hàng hóa: xe tải, xe đầu kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc đi theo đầu kéo. Xe tải hoặc xe đầu kéo nối với rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được tính là một xe.

Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia cấp cho phương tiện thương mại thuộc các doanh nghiệp, hợp tác xã được cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia để đi lại nhiều lần, mỗi lần không quá 30 ngày, có giá trị 01 năm kể từ ngày cấp nhưng không quá thời hạn của Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia.

2. Hồ sơ xin giấy phép liên vận Campuchia

Khi tiến hành xin giấy phép liên vận cần chủng bị đầy đủ hồ sơ như sau:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia quy định tại Phụ lục 7a ban hành kèm theo Thông tư 39/2015/TT-BGTVT;
  • Giấy đăng ký phương tiện và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản nếu phương tiện không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có giấy đăng ký phương tiện và hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
  • Bản sao văn bản chấp thuận khai thác tuyến, văn bản thay thế phương tiện hoặc văn bản bổ sung phương tiện của cơ quan quản lý tuyến và hợp đồng đón trả khách tại bến xe khách ở Việt Nam và bến xe khách hoặc nơi đón trả khách ở Campuchia (đối với phương tiện kinh doanh tuyến vận tải hành khách cố định giữa Việt Nam và Campuchia).

3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép liên vận Campuchia

Khi xin giấy phép liên vận thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy là Tổng Cục đường bộ Việt Nam cấp cho các phương tiện sau:

  • Xe công vụ thuộc quyền sử dụng của các cơ quan, tổ chức gồm:
  • Xe của các cơ quan trung ương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ; thuộc các cơ quan thuộc Chính phủ;
  • Xe của các cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Hà Nội;
  • Xe của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, đoàn thể, các tổ chức sự nghiệp ở trung ương.
  • Phương tiện thương mại gồm xe vận chuyển hành khách và hàng hóa.

4. Thủ tục cấp giấy phép liên vận Campuchia

Đầu tiên quy định về xử lý hồ sơ:

  • Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan cấp Giấy phép. Trường hợp hồ sơ cần bổ sung, sửa đổi, cơ quan cấp phép thông báo trực tiếp (đối với hồ sơ nộp trực tiếp) hoặc bằng văn bản các nội dung cần bổ sung, sửa đổi đến tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép trong thời gian tối đa không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ;
  • Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định, cơ quan cấp phép cấp Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia; trường hợp từ chối không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
  • Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan cấp giấy phép, qua đường bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.

Sau khi nộp bộ hồ sơ tổ chức, cá nhân phải tiến hành nộp lệ phí cấp Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia theo quy định của Bộ Tài chính.

5. Dịch vụ làm giấy phép liên vận của ACC có Lợi Ích gì?

  • Tự hào là đơn vị hàng đầu về hổ trợ đăng ký giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia, vì vậy luôn đảm bảo tỉ lệ ra giấy cao nhất cho quý khách. ACC sẽ không nhận dự án nếu nhận thấy mình không có khả năng chắc chắn ra giấy cho quý khách.
  • Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh
  • Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ). ACC có đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình và tận nơi
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản (hồ sơ khó như bản vẽ, bản thuyết minh quy trình sản xuất kinh doanh…). ACC thay mặt quý khách soạn thảo
  • Luôn hướng dẫn set up đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho cơ sở kinh doanh

6. Khách hàng cung cấp gì khi sử dụng dịch vụ của ACC

Khách hàng chỉ cung cấp những thông tin cơ bản sau:

  • Thông tin cá nhân của khách hàng hoặc tổ chức.
  • Thông tin của các giấy tờ liên quan đến xin giấy phép liên vận.
  • Bản cam kết đủ điều kiện kinh doanh.

7. Quy trình xin giấy phép liên vận của ACC

  • Lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải.
  • Báo giá qua điện thoại để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định có hợp tác với ACC không.
  • Khảo sát thực tế cơ sở kinh doanh vận tải hành khách và hàng hóa và tư vấn để set up theo đúng quy định và quy trình một chiều về cấp giấy phép liên vận (Đây là một bước vô cùng quan trọng để cá nhân hoặc  tổ chức có thể thuận lợi kinh doanh dù có bất kỳ đoàn kiểm tra nào của cơ quan nhà nước)
  • Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn hồ sơ trong vòng 3 ngày nếu khách hàng cung cấp đủ hồ sơ chúng tôi yêu cầu.
  • Khách hàng cung cấp hồ sơ bao gồm thông tin cá nhân, giấy khám sức khỏe.
  • Nhận giấy phép liên vận và bàn giao cho khách hàng
  • Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc sau khi đã được cấp giấy phép liên vận.

8. Những câu hỏi thường gặp.

8.1. Lệ phí cấp giấy phép liên vận Việt – Campuchia?

Lệ phí: 50,000 đồng lần/phương tiện (quy định tại thông tư 76/2004/TT-BTC)
Trên đây là toàn bộ quy trình cấp giấy phép liên vận Việt-Campuchia. Chủ phương tiện có nhu cầu cần thực hiện theo trình tự thủ tục trên. Khi đó mới di chuyển qua cửa khẩu một cách hợp pháp theo mục đích của mình.

8.2. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép?

Căn cứ Điều 10 Thông tư số 63/2013/TT-BGTVT, cơ quan có thẩm quyền cấp phép Giấy phép này gồm:

-   Tổng cục Đường bộ Việt Nam: Cấp Giấy phép cho các loại phương tiện:

  • Xe thương mại gồm: Xe vận tải hành khách hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch, xe vận tải hàng hóa;
  • Xe phi thương mại gồm: Xe ô tô thuộc các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc các Bộ, xe của các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam có trụ sở đóng tại Hà Nội.

- Sở Giao thông vận tải địa phương cấp Giấy phép cho xe vận tải hành khách tuyến cố định, xe phi thương mại của các tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn địa phương, trừ đối tượng thuộc thẩm quyền của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.ơng tiện có nhu cầu cần thực hiện theo trình tự thủ tục trên. Khi đó mới di chuyển qua cửa khẩu một cách hợp pháp theo mục đích của mình.

8.3. Cấp phép vận tải đường bộ quốc tế Việt nam - Campuchia cho các đối tượng nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 39/2015/TT-BGTVT quy định như sau:

Đối tượng được cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia là các doanh nghiệp, hợp tác xã của Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Hoạt động kinh doanh vận tải trong nước từ 03 năm trở lên; không bị tuyên bố phá sản hoặc không ở trong tình trạng tuyên bố phá sản.

- Đối với người điều hành vận tải: phải có trình độ từ đại học trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật và có tổng thời gian công tác tại doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải liên tục từ 03 năm trở lên.

- Đối với vận tải hành khách: phải đăng ký và thực hiện hạng chất lượng dịch vụ vận tải hành khách từ hạng 3 sao trở lên theo tiêu chuẩn cơ sở chất lượng dịch vụ vận tải hành khách do Bộ Giao thông vận tải ban hành.

Như vậy các đối tượng trên sẽ được cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia.

Trên đây là nội dung tư vấn của ACC về thủ tục làm giấy phép liên vận. Nếu các bạn không muốn tự thực hiện thủ tục xin giấy phép liên vận có thể liên hệ dịch vụ làm giấy phép liên vận của ACC để được hỗ trợ và tư vấn làm thủ tục nhanh chóng với chi phí giá rẻ. Tránh rắc rối về hồ sơ pháp lý cũng như thủ tục thuế. Chúc bạn thành công!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (713 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (1)

    Nhi
    Muốn tư vấn dịch vụ xin cấp phép cho xe oto của người việt ở Campuchia có thể chạy về việt nam. Xe mua ở Campuchia.
    TRẢ LỜI
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo