Giấy phép lái xe hạng FC được quy định như thế nào?

Giấy phép lái xe (hay còn gọi là Bằng lái xe) là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho mỗi cá nhân, cho phép người đó vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng các loại phương tiện giao thông nhất định. Để nhận được giấy phép lái xe, người xin cấp giấy phép lái xe cần thực hiện các thủ tục pháp lý như nộp đơn xin cấp, làm bài kiểm tra lái xe hoặc những kỳ thi sát hạch và các thủ tục khác theo quy định. Hiện nay có nhiều loại giấy phép lái xe khác nhau được chia theo các hạng giấy phép. Vậy, giấy phép lái xe hạng FC là gì và được quy định như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Giấy Phép Lái Xe Hạng Fc

1. Quy định về Giấy phép lái xe hạng FC

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 12 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về Phân hạng giấy phép lái xe thì Giấy phép lái xe hạng FC là loại giấy phép cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2.

Giấy phép lái xe hang FC là hạng lái xe được cấp cho người lái xe ô tô điều khiển các loại xe được quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2, bằng lái xe FC có thời hạn 05 năm. Có thể hiểu người có Giấy phép lái xe hạng FC lái được các loại xe ô tô số sàn và số tự động từ 4 đến 9 chỗ (hạng B1, B2) xe tải các loại trên dưới 3.5 tấn (hạng C) và xe container.

Cụ thể, đối với tài xế có Giấy phép lái xe hạng FC có quyền điều khiển các loại phương tiện theo quy định bằng lái xe hạng C có kéo theo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và các loại phương tiện được quy định tại bằng B1, B2, C và FB2 như sau:

  • Phương tiện ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế bé hơn 3.500kg (như bằng B1, B2, C)
  • Phương tiện ô tô vận chuyển hành khách đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi của tài xế (như bằng B1, B2, C)
  • Phương tiện ô tô tải, bao gồm cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế bé hơn 3.500kg (như bằng B1, B2, C)
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế nhỏ hơn 3.500kg (như bằng FB2)
  • Phương tiện ô tô tải, tính luôn cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế lớn hơn hoặc bằng 3.500kg (như bằng C)
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn hoặc bằng 3500kg

2. Điều kiện thi bằng lái xe FC

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT quy định về điều kiện đối với người học lái xe cụ thể như sau:

  • Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
  • Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
  • Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:

a) Hạng Bsố tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;

b) Hạng Blên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;

c) Hạng B2 lên Clên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;

d) Hạng B2 lên D, lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

đ) Trường hợp người học nâng hạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

  • Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên

Bên cạnh đó, tại điểm d Khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC).

Như vậy, để học bằng lái xe FC, lái xe phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Là công dân Việt Nam có đủ điều kiện sức khỏe để học và thi sát hạch bằng lái xe hạng FC theo quy định.
  • Đủ 24 tuổi trở lên
  • Đã có bằng lái xe hạng C, D, E và có thâm niên hành nghề từ đủ 3 năm trở lên, có số km lái xe an toàn đạt từ 50.000 km trở lên do tổ chức cơ quan hay công ty xác nhận thông tin.

3. Thời hạn sử dụng bằng lái FC

Khoản 4 Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa bởi Thông tư 01/2021/TT-BGTVT chỉ rõ thời hạn của giấy phép lái xe hạng FC là 05 năm kể từ ngày được cấp. Thời hạn sử dụng bằng sẽ được in trực tiếp trên giấy phép lái xe. Khi giấy phép lái xe hạng FC hết hạn, người lái phải thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe để tránh bị xử phạt hành chính.

Căn cứ theo khoản 8, khoản 9 Điều 21 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi bổ sung bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, cụ thể :

  • Phạt tiền từ 5 - 7 triệu đồng đối với giấy phép lái xe hết hạn dưới 03 tháng.
  • Phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng đối với giấy phép lái xe hết hạn từ 03 tháng trở lên.

4. Thời gian đào tạo thi nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng FC

Căn cứ theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 14 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:

"Điều 14. Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe
1. Thời gian đào tạo
a) Hạng B1 (số tự động) lên B1: 120 giờ (thực hành: 120);
b) Hạng B1 lên B2: 94 giờ (lý thuyết: 44, thực hành lái xe: 50);
c) Hạng B2 lên C: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
d) Hạng C lên D: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
đ) Hạng D lên E: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
e) Hạng B2 lên D: 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280);
g) Hạng C lên E: 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280);
h) Hạng B2, D, E lên F tương ứng: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
i) Hạng C, D, E lên FC: 272 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 224).
2. Các môn kiểm tra
a) Kiểm tra các môn học trong quá trình học;
b) Kiểm tra cấp chứng chỉ đào tạo đối với nâng hạng lên B1, B2, C, D, E khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường;
c) Kiểm tra cấp chứng chỉ đào tạo đối với nâng hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe trong hình và trên đường theo quy trình sát hạch lái xe hạng F..."

Theo đó, khi thi nâng hạng thì quy định hạng C, D, E lên FC: 272 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 224).

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề giấy phép lái xe hạng fc, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về giấy phép lái xe hạng fc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Hotline: 19003330

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo