Cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu Những điều cần biết về giấy phép lái xe (Mới nhất). Mời Quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây.
1. Bằng lái xe là gì?
Giấy phép lái xe (còn được gọi là bằng lái xe) là một loại giấy phép/chứng chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể. Có nghĩa là cá nhân đó được phép vận hành, tham gia giao thông bằng các phương tiện xe cơ giới như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.
2. Bằng lái xe có mấy loại?
Căn cứ vào quy định của Luật Giao thông đường bộ và Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, giấy phép lái xe tại Việt Nam được phân ra 10 hạng bằng lái sau đây:
Giấy phép lái xe máy và mô tô
Bằng lái xe hạng A1: Cho phép bạn điều khiển các loại xe máy, xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50cc đến 175cc. Đặc biệt, nó còn được cấp cho người khuyết tật để họ điều khiển xe ba bánh.
Bằng lái xe hạng A2: Dành cho người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên và bao gồm tất cả các phương tiện được quy định trong giấy phép lái xe hạng A1.
Bằng lái xe hạng A3: Được cấp cho người điều khiển xe máy ba bánh, xe lam ba bánh, xích lô xe máy và tất cả các loại phương tiện được quy định trong giấy phép lái xe A1.
Bằng lái xe hạng A4: Dành cho người lái xe điều khiển các loại máy kéo nhỏ với tải trọng lên tới 1000 kg.
Bằng lái xe ô tô
Bằng lái xe hạng B1: Có 2 loại, dành cho xe số tự động (không hành nghề lái xe) và cả số sàn + số tự động (không hành nghề lái xe). Giấy phép lái xe B1 tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các phương tiện sau:
- Ô tô kỹ thuật số tự động chở người tới 9 chỗ, kể cả chỗ ngồi dành cho tài xế.
- Ô tô tải bao gồm cả ô tô tải chuyên dụng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
- Máy kéo một rơ moóc có trọng tải dưới 3500 kg.
Bằng lái xe hạng B2: Khác với bằng lái xe hạng B1 được cấp cho người không hành nghề lái xe còn bằng lái xe hạng B2 dành cho người hành nghề lái xe. Do đó, nếu bạn muốn lái xe taxi, bạn chắc chắn phải có bằng lái xe B2.
Giấy phép lái xe hạng B2 được cấp cho người lái xe được phép điều khiển xe chuyên dụng có trọng tải được thiết kế dưới 3500kg và tất cả các loại xe được quy định trong giấy phép lái xe hạng B1.
Bằng lái xe hạng C: Được cấp cho người lái xe để điều khiển các phương tiện sau:
- Xe tải, xe tải chuyên dụng, xe chuyên dụng có trọng tải từ 3.500 kg trở lên.
- Máy kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
Bằng lái xe hạng D: Cho phép bạn điều khiển tất cả các loại xe khách từ 10 đến 30 chỗ ngồi bao gồm cả chỗ của tài xế lái xe và các phương tiện được chỉ định trong giấy phép lái xe B1, B2 và C.
Lưu ý: Đối với giấy phép lái xe từ hạng D trở lên bạn không thể học trực tiếp để lấy bằng lái xe mà phải được nâng cấp từ bằng cấp thấp hơn có thể là bằng lái xe B2 hoặc C. Với bằng lái xe hạng D người học bắt buộc phải có trình độ trung học phổ thông trở lên.
Bằng lái xe hạng E: Cho phép bạn điều khiển tất cả các loại xe khách trên 30 chỗ ngồi. Bên cạnh đó, bao gồm các loại phương tiện được chỉ định trong giấy phép lái xe B1, B2, C và D.
Bằng lái xe hạng F: Người có bằng lái xe hạng B2, C, D và E có thể điều khiển các loại xe tương ứng như kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750kg, sơ mi rơ moóc.
3. Mất bằng lái xe có làm lại được không?
Người có giấy phép lái xe (GPLX) bị mất nếu có nhu cầu thì được xét cấp lại GPLX theo quy định. Thủ tục cấp lại GPLX bị mất thực hiện theo quy định tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017, cụ thể như sau:
Đối với trường hợp GPLX bị mất còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng
Bạn không cần thi lại. Để được cấp lại bằng lái xe, ngoài cách nộp hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan, bạn có thể làm theo mục 4 bên dưới để được hướng dẫn thực hiện cấp lại bằng lái xe bị mất online ngay tại nhà.
Đối với trường hợp GPLX bị mất đã quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên
Người có GPLX bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại để được cấp lại GPLX như sau:
- Quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, phải dự sát hạch lại lý thuyết.
- Quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.
Mất hồ sơ gốc bằng lái xe có làm lại được không?
Qua 2 trường hợp trên, bạn có thể thấy hồ sơ gốc không phải là một trong các giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ đề nghị cấp lại bằng lái xe, dự sát hạch lại bằng lái xe. Do đó, nếu bạn làm mất hồ sơ gốc thì vẫn có thể được cấp lại lại bằng lái xe đã bị mất.
4. Cách cấp lại bằng lái xe
Tình trạng bị mất giấy phép lái xe thật là rắc rối. Để giải đáp cho những thắc mắc về thủ tục cấp lại bằng lái xe mô tô, ô tô bị mất như thế nào, mình xin chia sẻ ở trong bài viết hướng dẫn cách cấp lại giấy phép lái xe này. Và những bạn mà bằng lái xe đã cũ, có nhu cầu đổi mới giấy phép lái xe thì cũng có thể tham khảo bài viết.
5. Cách tra cứu bằng lái xe thật giả
Hiện tại trong xã hội vẫn đang tồn tại hình thức cò làm bằng lái xe, với lời hứa hẹn sẽ có bằng trong thời gian ngắn. Những bằng lái xe này được làm rất tinh vi, bằng mắt thường khó có thể phân biệt chúng là thật hay giả. Việc sử dụng giấy phép lái xe giả có thể khiến bạn phải đối mặt với mức phạt lên đến 6 triệu đồng. Ngay bây giờ, mình sẽ hướng dẫn mọi người kiểm tra bằng lái xe của mình là thật hay giả trên điện thoại.
6. Cách đổi bằng lái xe
Việc đổi giấy phép lái xe hiện tại đã trở nên dễ dàng hơn lúc nào hết khi mà Tổng cục đường bộ Việt Nam đã chính thức cho phép đăng kí qua mạng Internet. Ngay bây giờ, mình sẽ hướng dẫn mọi người đăng ký đổi giấy phép lái xe, cấp bằng lái xe quốc tế trực tuyến.
7. Cách đổi bằng lái xe quốc tế
Nếu bạn có nhu cầu ra nước ngoài để du lịch hay công tác thì cần đổi giấy phép lái xe (GPLX) tại nước sở tại. Ngoài thủ tục đổi bằng lái xe quốc tế thông thường, hiện nay, bạn còn có thể dễ dàng tiến hành thủ tục này qua mạng một cách nhanh chóng.
8. Cách kiểm tra bằng lái xe trên Căn cước công dân
Những lúc cần thiết lấy thông tin, nếu bạn không thể nào mà nhớ được số Giấy phép lái xe (GPLX) thì có thể tra cứu trên thẻ Căn cước công dân của mình rất nhanh chóng và tiện lợi thông qua điện thoại. Sau đây là hướng dẫn cách tra cứu bằng lái xe trên thẻ Căn cước công dân gắn chip.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Những điều cần biết về giấy phép lái xe (Mới nhất). Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về pháp luật liên quan đến giấy phép lái xe. Xem thêm bài viết về các chủ đề khác của của chúng tôi tại đây. Trân trọng !
Nếu quý khách hàng có nhu cầu cấp giấy phép lái xe hãy liên hệ ngay
CÔNG TY LUẬT ACC
Tư vấn: 1900.3330
Zalo: 084.696.7979
Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn
Mail: [email protected]
Địa chỉ Công ty Luật ACC
Hồ Chí Minh: Tầng 8, 520 Cách Mạng Tháng 8, P. 11, Q. 3 | Quận 1: 221 Trần Quang Khải, P. Tân Định |
Hà Nội: Tầng 8, 18 Khúc Thừa Dụ, P. Dịch Vọng, Q. Cầu giấy | Quận 4: 192 Nguyễn Tất Thành, P. 13 |
Bình Dương: 97 Huỳnh Văn Cù, Phường Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một | Quận 6: 33G Tân Hoà Đông, P. 13 |
Đà Nẵng: Tầng 3, Số 5 Cao Thắng, P. Thanh Bình, Q. Hải Châu | Quận 11: 8 Hòa Bình, P. 5 |
Đồng Nai: 45 Đồng Khởi, Tổ 41, KP8, Phường Tân Phong, Tp Biên Hòa | Quận 12: B99 Quang Trung, P. Đông Hưng Thuận |
Khánh Hoà: 138 Thống Nhất, P.Vạn Thắng, TP.Nha Trang | Quận Bình Thạnh: 395 Nơ Trang Long, P.13 |
Quận Gò Vấp: 1414 Lê Đức Thọ, P. 13 | |
Quận Tân Bình: 264 Âu Cơ, P. 9 | |
Quận Tân Phú: 385 Lê Trọng Tấn, P.Sơn Kỳ |
Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận