Giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khác nhau như thế nào? (Cập nhật 2022)

 

Một số người vẫn thường hiểu nhầm Giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Phòng Đăng ký kinh doanh; thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp cũng là một loại giấy phép kinh doanh. Nhưng về bản chất, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Do đó, hãy cùng ACC phân biệt hai loại Giấy phép này qua bài viết “Giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khác nhau như thế nào?” (Cập nhật 2022) quý vị nhé!

7-1

Giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khác nhau như thế nào? (Cập nhật 2022)

1. Giấy phép kinh doanh là gì?

Trước khi tìm hiểu “Giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khác nhau như thế nào?”, ta cần biết Giấy phép kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện; loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy đăng ký kinh doanh. Đồng thời, Khoản 2 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

“Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.”

Như vậy, đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư; và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện; thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định.

Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có; hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể; được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; chứng chỉ hành nghề; chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; yêu cầu về vốn pháp định; hoặc yêu cầu khác.

2. Thế nào là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?

Trước khi tìm hiểu “Giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khác nhau như thế nào?”, ta cần biết thế nào là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?

Căn cứ Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.”

Có thể thấy, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công Nhà nước; ghi nhận một số thông tin cơ bản nhất của doanh nghiệp; và là cơ sở xác định nghĩa vụ bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp của Nhà nước.

3. Giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khác nhau như thế nào?

  1. Về ý nghĩa pháp lý:

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công Nhà nước; là nghĩa vụ của Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp.

- Giấy phép kinh doanh là sự cho phép hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước; là quyền kinh doanh của công dân, còn gọi là cơ chế đề nghị – cấp.

  1. Về điều kiện để được cấp Giấy phép/ Giấy chứng nhận:

- Đối với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

+ Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.

+ Tên của doanh nghiệp được đặt đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.

+ Hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ.

+ Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

- Đối với Giấy phép kinh doanh:

+ Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có; hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể; được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; chứng chỉ hành nghề; chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.

+ Đáp ứng đầy đủ các điều kiện đối với mỗi ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật. Các điều kiện này có thể là về cơ sở vật chất; về vốn pháp định; về chứng chỉ hành nghề;…

  1. Về thủ tục:

- Đối với Giấy phép kinh doanh bao gồm:

+ Thủ tục xin đăng ký giấy phép kinh doanh theo mẫu của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

+ Hồ sơ xin đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp phải đầy đủ và hợp lệ.

+ Thẩm định, kiểm tra các điều kiện do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

- Đối với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

+ Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.

+ Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.

+ Xem xét tính hợp lệ hồ sơ đăng ký và cấp; hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

  1. Về thời hạn tồn tại:

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Do nhà đầu tư quyết định, thường không ghi vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Giấy phép kinh doanh: Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép ghi vào giấy phép, thời hạn thường từ vài tháng đến vài năm.

Trên đây là bài viết “Giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khác nhau như thế nào?” (Cập nhật 2022) của ACC. Chúng tôi đã giải thích rõ hai khái niệm trên và so sánh dựa trên các tiêu chí. Nếu cần hỗ trợ giải đáp gì quý vị vui lòng liên hệ với chúng tôi!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo