Quy định của pháp luật về giấy phép kinh doanh tiệm bánh (Cập nhật 2024)

Kinh doanh bất cứ một lĩnh vực, một loại mặt hàng nào nếu không chuẩn bị kỹ càng sẽ dẫn đến rất nhiều rủi ro không đáng có, thậm chí là thất bại. Với việc mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt cũng không phải ngoại lệ. Ngay từ đầu bạn cần phải tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích mọi vấn đề để lên kế hoạch kinh doanh thành công. Bài viết này ACC xin chia sẻ các thông tin về giấy phép kinh doanh tiệm bánh và giới thiệu về dịch vụ của chúng tôi. Xin mời đón đọc!

tiem-banh

Quy định của pháp luật về giấy phép kinh doanh tiệm bánh (Cập nhật 2023)

1. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh tiệm bánh

Cửa hàng là hình thức kinh doanh nhỏ lẻ do một cá nhân hoặc một nhóm người thành lập. Để mở cửa hàng kinh doanh thì cá nhân, nhóm cá nhân phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể. Do vậy mà cá nhân, nhóm cá nhân muốn xin giấy phép kinh doanh tiệm bánh thì phải thực hiện thủ tục đăng ký dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể theo quy trình cụ thể sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mở cửa hàng bánh ngọt

Thành phần hồ sơ gồm:

– Giấy đề nghị được đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Trình bày đầy đủ các nội dung liên quan như: ngành nghề đăng ký kinh doanh; tên, số và ngày cấp chứng minh nhân dân của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh; tên hộ kinh doanh; địa chỉ mở cửa hàng; số vốn kinh doanh; Địa chỉ cư trú của đại diện hộ kinh doanh và chữ ký của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh.

– Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hay thẻ căn cước công dân bản sao của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh, đại diện hộ kinh doanh cá thể hay các cá nhân thuộc hộ kinh doanh (bản sao công chứng hợp lệ).

– Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh cá thể do một nhóm cá nhân thành lập

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất (bản sao) hoặc hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh lên UBND quận, huyện

Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, thủ tục liên quan, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình cá thể thực hiện gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện – nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Bước 3: Chờ lấy giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể

– Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ khi hồ sơ đảm bảo các điều kiện về Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục cấm; Tên hộ kinh doanh phù hợp quy định; Nộp đủ lệ phí đăng ký.

– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh cá thể.

– Nếu sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, cũng không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi hồ sơ thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định.

Bước 4: Tiến hành xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Sau khi đăng ký, xin giấy phép kinh doanh thì bạn cần tiến hành xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mới có thể đi vào kinh doanh. Thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm gồm:

– Đề nghị cấp giấy phép an toàn thực phẩm (theo mẫu);

– Bản sao công chứng Giấy CN đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

– Thuyết minh cơ sở vật chất, dụng cụ và trang thiết bị đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

– Giấy xác nhận tập huấn kiến thức của chủ cửa hàng và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm về an toàn thực phẩm.

– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cửa hàng và người kinh doanh thực phẩm.

– Thời gian sử dụng Giấy phép an toàn thực phẩm: Giấy phép an toàn thực phẩm sẽ có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày được cấp. Khi mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép an toàn thực phẩm trước 6 tháng tính đến ngày giấy phép an toàn thực phẩm hết hạn để có thể tiếp tục thực hiện việc kinh doanh thực phẩm của mình.

2. Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt

Lời khuyên cho bạn khi đang có ý định xin giấy phép kinh doanh tiệm bánh đó là phải có tay nghề, phải biết làm bánh ngon. Bạn cần trang bị thêm các kinh nghiệm, bí quyết, cách tính giá vốn, cách vận hành khi kinh doanh,….Sau đây là những lời khuyên cụ thể:

+ Học làm bánh: Để học nghề bánh kem, bạn có thể tham gia khóa học làm bánh kem trong khoảng 1- 2, Tùy vào khả năng sáng tạo và sự khéo léo, chăm chỉ để trở thành thợ làm bánh kem chuyên nghiệp trong thời gian tiếp theo.

+ Chuẩn bị vốn: Bạn cần phải mua những thiết bị, công cụ ,dụng cụ nào nào để mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt. Làm bánh thì cần mua những nguyên liệu nào, mua ở đâu? Hãy liệt kê những gì cần mua, cần chi để tránh thiếu sót cũng như lãng phí nhé!

+ Chọn mô hình cửa hàng: mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt thì bạn có thể chọn mô hình bánh kem (bán bánh kem sinh nhật, bánh kem cưới hỏi, 8/3, valentine,…) hoặc mô hình bakery (gồm bánh kem, bánh ngọt và bánh mì). Tùy vào khả năng làm bánh của bản thân và nhân viên cũng như thiết bị đầu tư để lựa chọn mô hình phù hợp nhất.

+ Lựa chọn địa điểm: bạn có thể chọn mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt ở những khu đông người, gần trường học, chợ, ở những khu dân cư – nơi đây sẽ có nhu cầu mua bánh ngọt cao.

3. Dịch vụ mở cửa hàng bánh ngọt của ACC

Khi mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt mà bạn không có kinh nghiệm hoặc không có thời gian thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, hãy sử dụng dịch vụ làm giấy phép kinh doanh tiệm bánh, dịch vụ đăng ký kinh doanh của ACC.

– Dịch vụ đăng ký kinh doanh tại ACC, khách hàng sẽ được:

+ Tư vấn về các điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể, điều kiện mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt. Kiểm tra đánh giá các yêu cầu mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt, các giấy tờ pháp lý khách hàng cung cấp.

+ Sau khi ký hợp đồng, ACC sẽ soạn hồ sơ, hướng dẫn khách hàng về thủ tục đăng ký kinh doanh, chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật. Hơn nữa, sẽ đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và trao lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho khách hàng, kết thúc hợp đồng.

– Ngoài dịch vụ đăng ký kinh doanh kể trên, ACC còn cung cấp các dịch vụ sau:

+ Tư vấn điều kiện thành lập công ty; thành lập hộ kinh doanh; Tư vấn đặt tên công ty, tên hộ kinh doanh; Tư vấn về đặt trụ sở cho công ty, hộ gia đình. Tư vấn về điều kiện trụ sở liên quan đến việc phát hành hóa đơn, kê khai thuế; Tư vấn về ngành nghề kinh doanh.

+ Tư vấn về mức vốn, các điều kiện liên quan đến thủ tục góp vốn, thủ tục kê khai thuế, nghĩa vụ thuế; Tư vấn các nghĩa vụ của các thành viên; Tư vấn các vấn đề phát sinh sau thành lập hộ kinh doanh; Tư vấn toàn diện các vấn đề phát sinh trọng hoạt động của hộ kinh doanh cá thể.

Hy vọng những thông tin trên đây là hữu ích cho bạn khi làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh tiệm bánh. Hãy liên hệ đến ACC để nhận tư vấn nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan nhé!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo