Giấy phép kinh doanh thiết bị phòng cháy chữa cháy là gì? Thủ tục của giấy phép kinh doanh thiết bị phòng cháy chữa cháy bao gồm những gì? Nếu bạn đang quan tâm về giấy phép kinh doanh thiết bị phòng cháy chữa cháy thì bài viết này là dành cho bạn.
Giấy phép kinh doanh thiết bị phòng cháy chữa cháy
1. Giấy phép kinh doanh thiết bị phòng cháy chữa cháy là gì
Kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy là hoạt động kinh doanh các dịch vụ liên quan đến phòng cháy chữa cháy như tư vấn thiết kế phòng cháy chữa cháy, huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy, kinh doanh phương tiện thiết bị phòng cháy chữa cháy.
Giấy phép kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy là Giấy phép ghi nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy, là giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các cơ sở ghi nhận đạt đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.
2. Xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
Giấy phép phòng cháy chữa cháy (hay còn gọi là Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy) là tài liệu pháp lý chứng minh đối tượng được cấp đã đủ điều kiện Phòng cháy chữa cháy (PCCC) theo quy định.
Đây là một loại “giấy phép con” phổ biến được quy định là một trong những điều kiện bắt buộc khi chủ đầu tư, chủ phương tiện thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xin phép xây dựng, xin phép chế tạo hoặc hoán cải một số phương tiện
Do đó, khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xin phép xây dựng, xin phép chế tạo hoặc hoán cải một số phương tiện mà pháp luật quy định phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy thì chủ đầu tư, chủ phương tiện phải làm thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy tại cơ quan có thẩm quyền.
3. Điều kiện xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy
Theo Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP cơ sở kinh doanh phải đáp ứng những điều kiện sau đây để được cấp giấy chứng nhận PCCC
– Đối với các cửa hàng kinh doanh, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gia công, nhà ở, khách sạn các tòa nhà và văn phòng làm việc có chiều cao theo quy định tại Phụ lục III Nghị định 136/2020/NĐ-CP phải:
– Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
– Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở theo quy định PCCC, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
– Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Phải có thiết bị chống sét, an toàn cho các thiết bị sinh nhiệt, sinh lửa, nguồn lửa.
– Có hệ thống đấu nối với các công trình giao thông.
– Có hệ thống cấp thoát nước.
– Có các trang thiết bị phục vụ cho thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy.
Hồ sơ, thủ tục xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
4. Hồ sơ, thủ tục xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
Được quy định tại điều 48 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP như sau:
"1. Hồ sơ đề nghị xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy bao gồm:
a) Văn bản đề nghị xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp, cơ sở.
c) Danh sách cá nhân có chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của doanh nghiệp, cơ sở; có kèm theo bản sao chứng chỉ và bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của từng cá nhân.
d) Bản sao văn bằng chứng nhận về trình độ chuyên môn của cá nhân.
đ) Văn bản chứng minh về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền phải hoàn thành việc xác nhận đủ điều kiện kinh doanh, dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho doanh nghiệp, cơ sở. Trường hợp không đủ điều kiện để xác nhận thì cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
3. Doanh nghiệp, cơ sở chỉ được tiến hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy sau khi được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy."
5. Thẩm quyền cấp
Khoản 2 Điều 19 Thông tư 66/2014/TT-BCA quy định những chủ thể sau có thẩm quyền cấp như sau:
– Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: cấp cho doanh nghiệp, cơ sở thuộc các Bộ, ngành ở Trung ương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
– Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh. Cấp cho các doanh nghiệp, cơ sở ở địa phương. Và những trường hợp do Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ủy quyền.
6. Thủ tục theo quy định hiện hành
Tổ chức, cá nhân cần thực hiện theo thủ tục sau đây:
Bước 1. Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Bước 2. Kiểm tra điều kiện
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền phải tổ chức kiểm tra các điều kiện về địa điểm hoạt động, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh. Kết quả kiểm tra phải được lập biên bản (Mẫu số PC05 Thông tư 66/2014/TT-BCA).
Trường hợp cơ sở đủ điều kiện theo quy định thì cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy (Mẫu số PC22 Thông tu 66/2014/TT-BCA).
Bài viết trên là những thông tin chi tiết và cụ thể về giấy phép kinh doanh thiết bị phòng cháy chữa cháy. Nếu có những câu hỏi và thắc mắc liên quan đến giấy phép kinh doanh thiết bị phòng cháy chữa cháy, hãy liên hệ tới Công ty Luật ACC để được hỗ trợ và tư vấn về giấy phép kinh doanh thiết bị phòng cháy chữa cháy. Chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận