Quy Định Cấp Giấy Phép Kinh Doanh Tại Đà Lạt (Thủ Tục, Kinh nghiệm, Dịch vụ 2023)

Đà Lạt là một thành phố loại I thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, Tây Nguyên. Đây là một địa bàn ngày càng thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực du lịch, dịch vụ và nông nghiệp. Và việc thực hiện các thủ tục thành lập là việc không thể thiếu để các cá nhân, tổ chức tiến hành kinh doanh tại Đà Lạt. Vậy thủ tục này được pháp luật quy định như thế nào?

giấy phép kinh doanh tại Đà Lạt
giấy phép kinh doanh tại Đà Lạt

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức phải chuẩn bị các loại giấy tờ khác nhau. Các loại hình doanh nghiệp hay được lựa chọn là doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. 

Ví dụ: Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
    • a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
    • b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
    • c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chứckinh tếcó vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

(Căn cứ pháp lý: Điều 22 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng kí doanh nghiệp và nhận kết quả

Hiện nay, có hai cách để thực hiện đăng ký doanh nghiệp

Cách 1: Đăng ký trực tiếp

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thanh toán lệ phí tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lâm Đồng (số 04 Trần Hưng Đạo Thành Phố Đà Lạt, Phường 10, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng). Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng Đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

Tham khảo thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh dịch vụ spa trực tiếp tại ACC.

Cách 2: Đăng ký qua mạng điện tử

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử hợp lệ được quy định tại Điều 36 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Khoản 3, Khoản 4 Điều 36 Nghị định số 108/2018/NĐ-CP; 

Nếu sử dụng chữ ký số

  • Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
  • Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Nếu sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh

  • Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.
  • Người đại diện theo pháp luật sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
  • Khi hồ sơ đã đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Sau khi nhận được thông báo về việccấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thông báo hồ sơ hợp lệ qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Người đại diện theo pháp luật có thể nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy và Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nộp qua đường bưu điện.
  • Sau khi nhận được hồ sơ bằng bản giấy, Phòng Đăng ký kinh doanh đối chiếu đầu mục hồ sơ với đầu mục hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử và trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu thống nhất.
  • Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.
  • Người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và chính xác của bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử. Trường hợp bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy không chính xác so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử mà người nộp hồ sơ không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm nộp hồ sơ bằng bản giấy thì được coi là giả mạo hồ sơ và sẽ bị xử lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 63 Nghị định số 108/2015/NĐ-CP.

Bước 3: Thực hiện các thủ tục sau đăng ký

  • Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thêm một số thủ tục về thuế, về con dấu và công bố thông tin doanh nghiệp. Ngoài ra, đối với các ngành nghề thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện như yêu cầu về vốn pháp định, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện, giấy phép kinh doanh,…. doanh nghiệp phải tiến hành các thủ tục xin giấy phép đó để doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động. 
  • Với thành tích đã đạt được của mình, ACC luôn đảm bảo đem lại cho Quý khách hàng chất lượng dịch vụ đảm bảo, hồ sơ cần cung cấp đơn giản, gọn nhẹ, thời gian thực hiện thủ tục nhanh chóng. Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH ACC

loi-ich-acc-1024x691

quy-trinh-lam-viec-acc2-910x1024

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1149 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (2)

    Tuyến
    Tôi muốn đang ký công ty,cần bạn tư vấn giúp,và giá trọn gói
    TRẢ LỜI
    N
    Phương Nguyễn
    Quản trị viên
    Cảm ơn anh đã liên hệ đến ACC. Anh vui lòng kiểm tra mail.ACC gửi a thông tin thành lập công ty nhé. Thanks.
    TRẢ LỜI
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo