Thủ tục Đăng ký Giấy phép kinh doanh rượu ngoại (Lệ phí 2024)

Kinh doanh Việt Nam rượu ngoại nói riêng và các loại rượu nói chung đều thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của Luật Đầu tư năm 2020. Vì vậy, để kinh doanh rượu ngoại đi vào hoạt động hợp pháp, thì quý khách hàng phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành, trong đó cần phải có giấy phép kinh doanh rượu ngoại hợp lệ. Bài viết dưới đây của ACC sẽ hướng dẫn trình tự, thủ tục cũng như các hồ sơ cần thiết để thực hiện xin giấy phép này.
Giấy phép kinh doanh rượu ngoại
Giấy phép kinh doanh rượu ngoại

1. Căn cứ pháp lý

- Nghị định 105/2017/NĐ-CP do chính phủ ban hành về kinh doanh rượu.

- Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương.

2. Điều kiện xin giấy phép kinh doanh rượu ngoại 

Để có thể kinh doanh rượu ngoại, quý khách có thể lựa chọn nhập khẩu rượu về bán, hoặc mua từ cá nhân buôn bán rượu trong nước. Như vậy để có giấy phép kinh doanh rượu ngoại, cơ sở kinh doanh phải đáp ứng điều kiện về nhập khẩu rượu và điều kiện bán rượu tại chỗ. 

Căn cứ Điều 30 Nghị định 105/2017/NĐ-CP và Khoản 22 Điều 16 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP về điều kiện nhập khẩu rượu như sau:

  • Doanh nghiệp có Giấy phép phân phối rượu được phép nhập khẩu rượu và phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm của rượu nhập khẩu. Trường hợp nhập khẩu rượu bán thành phẩm, doanh nghiệp chỉ được bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
  • Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp được phép nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm.
  • Trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Nghị định này, rượu nhập khẩu phải đáp ứng quy định sau: Phải được ghi nhãn hàng hóa, dán tem rượu theo quy định tại Điều 6 Nghị định này; Tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
  • Rượu chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế.

Ngoài ra căn cứ vào Nghị định 105/2017/NĐ-CP thì tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh của bạn mà cần xin các loại giấy phép kinh doanh rượu ngoại khác theo quy định như phân phối rượu ngoại, bán buôn rượu ngoại, bán lẻ rượu ngoại hoặc có nhu cầu bán rượu ngoại để tiêu dùng tại chỗ.

- Điều kiện phân phối rượu

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; tại địa bàn mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu.
  • Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài.

- Điều kiện bán buôn rượu

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Có hệ thống bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi thương nhân đặt trụ sở chính với ít nhất 03 thương nhân bán lẻ rượu.
  • Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu khác.

- Điều kiện bán lẻ rượu

  • Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
  • Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.

- Điều kiện bán rượu tiêu dùng tại chỗ

  • Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
  • Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
  • Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.

3. Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh rượu ngoại 2021

Để thực hiện xin giấy phép kinh doanh rượu ngoại, doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ sau:

– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh rượu ngoại theo mẫu quy định của Chính phủ tại nghị định 105/2017/NĐ-CP.

– Bản sao hợp lệ Giấy tờ hoặc văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của cơ sở có giấy phép sản xuất rượu hoặc kinh doanh bán buôn, phân rượu.

– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận thành lập Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

– Bản sao hợp lệ Văn bản hoặc Hợp đồng cho mượn hoặc cho thuê hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở dự kiến được chỉ định làm địa điểm bán lẻ rượu.

4. Thủ tục xin Giấy phép kinh doanh rượu ngoại 

Để xin giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu, doanh nghiệp thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ xin giấy phép kinh doanh rượu ngoại mà ACC đã nêu trên.
  • Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu.
  • Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, tiến hành thẩm định hồ sơ, thẩm định địa điểm kinh doanh bán lẻ rượu trực tiếp của cơ sở.
  • Bước 4: Doanh nghiệp nhận kết quả Giấy phép kinh doanh rượu ngoại (trong trường hợp hồ sơ đã đầy đủ hợp lệ) hoặc nhận Thông báo, sửa đổi hồ sơ (trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hợp lệ).
  • Bước 5: Lưu hồ sơ và giấy phép kinh doanh rượu ngoại tại cơ sở, phục vụ cho hoạt động lưu trữ, kinh doanh, thanh kiểm tra trong suốt quá trình cơ sở hoạt động bán rượu ngoại.

5. Các câu hỏi thường gặp đối với giấy phép kinh doanh rượu ngoại?

5.1 Có mấy loại giấy phép kinh doanh rượu ngoại theo quy định?

Hiện nay theo quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP tùy thuộc vào nhu cầu sản xuất kinh doanh của cá nhân và tổ chức mà phải xin các loại giấy phép phù hợp trong đó bao gồm: Giấy phép phân phối rượu; Giấy phép bán buôn rượu; Giấy phép bán lẻ rượu; Giấy phép bán lẻ rượu tiêu dùng tại chỗ.

5.2 Ai có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh rượu ngoại?

Giấy phép kinh doanh rượu ngoại được cấp và quản lý bởi Phòng Kinh tế và Hạ tầng hoặc Phòng Kinh tế trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện. Cơ sở kinh doanh của quý khách hàng hiện đang trực tiếp đặt tại địa bàn quận, huyện nào thì Phòng kinh tế – UBND cấp quận, huyện đó.

5.3 Thời hạn của giấy phép kinh doanh rượu ngoại là bao lâu?

Căn cứ Điều 16, Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh thì thời hạn của giấy phép kinh doanh rượu ngoại hiện nay là 05 năm.

5.4 Lệ phí xin giấy phép kinh doanh rượu ngoại là bao nhiêu?

Để có thể mở cửa hàng kinh doanh rượu ngoại bạn cần tiến hành đăng ký kinh doanh và xin giấy phép kinh doanh rượu ngoại theo quy định của pháp luật. Do đó lệ phí để làm thủ tục này còn phụ thuộc vào tình hình pháp lý hiện tại của doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về thủ tục xin giấy phép kinh doanh rượu ngoại năm 2021. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại ACC, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (745 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo