Quy định của pháp luật về giấy phép kinh doanh quán nhậu (Cập nhật 2024)

 

Kinh doanh quán nhậu là mô hình kinh doanh sôi động, đem lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng có khó khăn. Nhiều quán nhậu được mở ra kinh doanh thành công tuy nhiên không ít những quán nhậu thất bại. Vì vậy đầu tiên khi kinh doanh quán nhậu bạn cần tìm hiểu kĩ về địa điểm kinh doanh ,quy mô kinh doanh,vốn…đặc biệt để mở được quán bạn cần có giấy phép kinh doanh quán nhậu. Vậy thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh quán nhậu đúng quy định như thế nào?

quan-nhau

Quy định của pháp luật về giấy phép kinh doanh quán nhậu (Cập nhật 2022)

1. Xác định loại hình đăng ký giấy phép kinh doanh quán nhậu

Quán nhậu là một dạng kinh doanh ăn uống nhỏ lẻ. Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, ngành nghề kinh doanh phù hợp cho các quán nhậu là: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động.

Tuỳ thuộc vào quy mô và định hướng kinh doanh, các cơ sở quán nhậu có thể lựa chọn đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp. Tuy nhiên, đa phần các quán nhậu đều có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động kinh doanh và cơ cấu tổ chức không quá phức tạp nên sẽ chủ yếu sẽ thành lập Hộ kinh doanh.

2. Ưu, nhược điểm của việc đăng ký giấy phép kinh doanh quán nhậu theo mô hình hộ kinh doanh

Ưu điểm: Thủ tục thành lập, chứng từ sổ sách khá đơn giản. Không phải kê khai thuế hàng tháng, quy mô nhỏ nhẹ, phù hợp với kinh doanh nhỏ lẻ.

Nhược điểm: Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu, chỉ được sử dụng tối đa 09 lao động nếu sử dụng thường xuyên từ 10 lao động mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp thì sẽ bị phạt, phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh, chỉ được đăng kinh doanh tại một địa điểm mà không được mở thêm chi nhánh. Không được khai, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn GTGT.

3. Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh quán nhậu theo mô hình hộ kinh doanh

Theo khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

4. Trình tự, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh quán nhậu theo mô hình hộ kinh doanh

Bước 1: Nộp hồ sơ

Có 02 cách thức để nộp hồ sơ, cụ thể:

- Nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa UBND cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Tài chính - Kế hoạch.

- Nộp hồ sơ qua Cổng thông tin dịch vụ công của tỉnh/thành phố nơi hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh.

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Bước 3: Nhận kết quả

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho người thành lập hộ kinh doanh.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Tài chính - Kế hoạch phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.

* Lệ phí giải quyết: Do HĐND cấp tỉnh quyết định (theo Thông tư 85/2019/TT-BTC). Thông thường, lệ phí giải quyết là 100.000 đồng/lần.

5. Xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) khi đăng ký giấy phép kinh doanh quán nhậu

Theo Điều 11, 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải có Giấy phép VSATTP khi hoạt động, trừ một số trường hợp sau:

- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

- Sơ chế nhỏ lẻ;

- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

Như vậy, quán nhậu không thuộc các trường hợp được miễn xin Giấy phép VSATTP. Sau khi đã thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh, để được chính thức hoạt động kinh doanh hợp pháp, chủ quán nhậu phải nộp hồ sơ thực hiện thủ tục xin Giấy phép VSATTP.

Như vậy, thủ tục mở quán nhậu khá đơn giản mà các chủ cơ sở kinh doanh cũng có thể tự thực hiện được. Sau khi đã xin các loại giấy phép kinh doanh quán nhậu, chủ cơ sở đó phải ra cơ quan thuế tại quận/huyện nơi đặt địa điểm quán nhậu để làm hồ sơ khai thuế ban đầu. Trên đây là toàn bộ nội dung quy định của pháp luật về giấy phép kinh doanh quán nhậu, nếu còn băn khoăn điều gì quý vị vui lòng liên hệ với ACC để được hỗ trợ!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo