Giấy Phép Kinh Doanh Quán Lẩu (Thủ Tục Quy Định 2023)

Lẩu là món ăn khá quen thuộc với hầu hết mọi người và thường được lựa chọn trong các dịp gặp gỡ bạn bè, gia đình. Kinh doanh một quán lẩu theo đó cũng là một ngành nghề thu được nhiều lợi nhuận.

giấy phép kinh doanh quán lẩu
giấy phép kinh doanh quán lẩu

Để mở kinh doanh quán lẩu có cần xin giấy phép kinh doanh không? Và cần xin những loại giấy phép gì?

Theo quy định của pháp luật, mọi cá nhân khi thực hiện hoạt động kinh doanh đều phải đăng ký với Cơ quan Nhà nước. Trừ một số hình thức cá nhân thực hiện hoạt động thương mại như: Buôn bán rong (buôn bán dạo); Buôn bán vặt; Bán quà vặt; Buôn chuyến; Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định.

Việc kinh doanh quán lẩu là hoạt động thương mại có địa điểm cố định, rõ ràng và cung cấp dịch vụ ăn uống. do đó, khi thực hiện kinh doanh quán lẩu, cá nhân kinh doanh phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền.

Ngoài ra, theo Luật An toàn thực phẩm năm 2010. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm: những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ, tính mạng con người.

Trường hợp quán lẩu có phục vụ thêm các loại đồ uống có cồn như: bia, rượu, ... thì cơ sở phải xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu, bia.

1. Thủ tục đăng ký kinh doanh đối với quán lẩu

Trình tự thủ tục tiến hành như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh

Nơi có thẩm quyền

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh.

Thành phần hồ sơ

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (kinh doanh lẩu)
    • Thông tin về chủ hộ kinh doanh. Lưu ý mỗi cá nhân chỉ đứng tên làm duy nhất một hộ kinh doanh (phạm vi toàn quốc)
    • Tên cửa hàng: Tên bao gồm cả thành tố “hộ kinh doanh” và không trùng với tên của loại hình hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. 
    • Địa chỉ chính xác nơi đặt địa điểm kinh doanh
    • Ngành nghề kinh doanh: Thực hiện tra cứu mã ngành nghề theo quy định của pháp luật về ngành nghề kinh doanh, bao gồm mã ngành và tên ngành. 
    • Số vốn kinh doanh: Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng của chủ hộ kinh doanh.
    • Số lao động (nếu có): Ghi rõ số lượng lao động, bao gồm cả nhân viên được thuê (nếu có) để thực hiện hoạt động kinh doanh cháo dinh dưỡng. Chú ý: tổng lượng lao động của hộ không được vượt quá 10 lao động. Trường hợp có từ 10 lao động trở lên thì phải đăng ký thành lập công ty theo quy định pháp luật về doanh nghiệp.
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực của chủ hộ kinh doanh. Lưu ý: Bản sao hợp lệ không quá 06 tháng.
  • Bản hợp đồng thuê cửa hàng làm địa điểm kinh doanh quán lẩu (nếu có) hoặc bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chủ hộ kinh doanh.

Hình thức nộp hồ sơ

  • Nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh cháo dinh dưỡng
  • Nộp qua mạng điện tử theo kênh đăng ký qua mạng. 

Bước 2: Theo dõi hồ sơ và nhận kết quả

Trong thời hạn: 03 - 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cá nhân có yêu cầu.

2. Xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho quán lẩu

Hồ sơ bao gồm

  • Giấy đề nghị được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
  • Bản sao giấy tờ chứng thực của chủ hộ kinh doanh
  • Giấy khám sức khỏe của các cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm
  • Một văn bản trong đó nội dung trình bày về trang thiết bị, cơ sở vật chất của quán, có xác nhận đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Cơ quan có thẩm quyền

  • Ban quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố;
  • Bộ Y Tế, Cục hoặc Chi Cục an toàn thực phẩm (phụ lục II danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ y tế Kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP);
  • Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn hoặc Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn (phụ lục III danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP);
  • Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương (phụ lục IV danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương Kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP).

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau

  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật này;
  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
  • Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (549 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo