Thủ tục xin giấy phép kinh doanh phòng trà năm 2024

Phòng trà hay còn hiểu là hình thức nhạc sống, là một hình thức biểu diễn và thưởng thức âm nhạc, các khán giả tới phòng trà, một không gian để nghe ca sĩ hát. Phòng trà xuất hiện đầu tiên ở Hà Nội sau khi tân nhạc xuất hiện, thay thế cho các quán cô đầu, nơi thưởng thức hát ả đào trước đó. Tại các nước phương Tây cũng có những hình thức tương tự phòng trà ca nhạc như cabaret, café-concert. Đây là một hình thức phổ biến với nhiều lứa tuổi hiện nay, và thủ tục xin giấy phép kinh doanh phòng trà được tiến hành với các nội dung chính sau đây:

1. Lựa chọn hình thức kinh doanh phòng trà phù hợp

Bao gồm các hình thức được quy định sau:

- Hộ kinh doanh kinh doanh phòng trà

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kinh doanh phòng trà

- Các loại hình doanh nghiệp kinh doanh phòng trà như: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn

2. Soạn thảo hồ sơ xin giấy phép kinh doanh phòng trà

  1. Đối với đăng ký hộ kinh doanh cá thể kinh doanh phòng trà

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

  1. Đối với đăng ký hợp tác xã kinh doanh phòng trà

- Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

- Điều lệ;

- Phương án sản xuất, kinh doanh;

- Danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên; danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;

- Nghị quyết hội nghị thành lập.

  1. Đối với đăng ký doanh nghiệp tư nhân kinh doanh phòng trà

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

  1. Đối với đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên kinh doanh phòng trà

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

- Điều lệ công ty.

- Danh sách thành viên.

- Bản sao các giấy tờ sau đây:

Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

  1. Đối với đăng ký công ty cổ phần kinh doanh phòng trà

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

- Điều lệ công ty.

- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

- Bản sao các giấy tờ sau đây:

Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

  1. Đối với đăng ký công ty hợp danh kinh doanh phòng trà

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

- Điều lệ công ty.

- Danh sách thành viên.

- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

3. Nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh phòng trà tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Đối với các loại hình doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân thì nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính

- Đối với hộ kinh doanh cá thể thì nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện

- Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thì nộp hồ sơ tại Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.

4. Xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh phòng trà

Bước 1: Hồ sơ phải chuẩn bị bao gồm

- Tờ khai đề nghị sát hạch kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm theo mẫu

- Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đăng ký hộ kinh doanh có ngành nghề kinh doanh đồ uống: 01 bản sao y công chứng có hiệu lực trong vòng 6 tháng.

- Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực

- Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp

- Giấy tờ chứng minh xuất xứ và hóa đơn mua nguyên vật liệu của cửa hàng kinh doanh đồ uống

- Bản vẽ mặt bằng kinh doanh và các công trình xây dựng xung quanh để đánh giá môi trường vệ sinh của cửa hàng

- Bảng kê tên và số lượng các loại máy móc thiết bị và công cụ dụng cụ có tại cửa hàng

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Chi cục An toàn thực phẩm tại địa phương

Bước 3: Thẩm định cửa hàng kinh doanh

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm. Nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Trong trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.

Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.

Bước 4: Nhận kết quả là giấy an toàn vệ sinh thực phẩm trong kinh doanh phòng trà

5. Một số câu hỏi thường gặp khi kinh doanh phòng trà

5.1 Kinh nghiệm kinh doanh phòng trà bao gồm những gì?

- Kinh nghiệm lựa chọn mặt bằng kinh doanh: Khi kinh doanh, nên lựa chọn mặt bằng kinh doanh phải ưu tiên những nơi giao thông thuận tiện, dễ tìm kiếm, có bãi đậu xe thông thoáng, rộng rãi và phải chú ý độ an toàn để tạo ấn tượng tốt cho khách hàng về không gian của quán

- Kinh nghiệm về đặt tên phòng trà: Nên chọn những tên gọi mang hình thức cổ điển, độc lạ, thu hút nhưng mang ý nghĩa để thuận lợi cho thu hút khách hàng

- Kinh nghiệm về lựa chọn nội thất phòng trà: Mỗi phòng trà sẽ mang trong mình mỗi đặc điểm riêng, mỗi phong cách riêng. Do đó, không giới hạn về nội thất phòng trà mà điều này phụ thuộc vào gu của bạn và lựa chọn nội thất theo phong cách phù hợp, nhưng càng đơn giản, càng tốt

- Kinh nghiệm về đầu tư chất lượng âm thanh: Đối với kinh doanh phòng trà, chất lượng âm thanh là thứ quan trọng bởi khách đến phòng trà chủ yếu là nhu cầu ca nhạc. Do đó, cần phải lựa chọn thiết bị tốt để truyền tải âm nhạc đến khách hàng

- Lựa chọn trang thiết bị, vật liệu trang trí, nguyên liệu: Phòng trà cũng phải chuẩn bị đầy đủ một số vật dụng thông thường như máy cà phê, cốc, nguyên liệu khác để phục vụ khách hàng nhưng cần đảm bảo các yếu tố về an toàn cho khách hàng khi sử dụng

5.2 Có những giấy phép gì khi kinh doanh phòng trà?

Các giấy phép khi kinh doanh phòng trà bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phòng trà, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh phòng trà với các hình thức và thủ tục kinh doanh được thực hiện như các mục trên

5.3 Mã ngành kinh doanh phòng trà là bao nhiêu?

Mã ngành 5630 Dịch vụ phục vụ đồ uống

Quý vị muốn bổ sung mã ngành 5630 Dịch vụ phục vụ đồ uống cho doanh nghiệp của mình để kinh doanh dịch vụ như: quán bar, quán karaoke, quán rượu; quán giải khát có khiêu vũ, hàng bia, quán bia; quán cafe, nước hoa quả, giải khát

Nhóm này gồm:

Hoạt động chế biến và phục vụ đồ uống cho khách hàng tiêu dùng tại chỗ của các quán bar, quán karaoke, quán rượu; quán giải khát có khiêu vũ (trong đó cung cấp dịch vụ đồ uống là chủ yếu); hàng bia, quán bia; quán cafe, nước hoa quả, giải khát; dịch vụ đồ uống khác như: nước mía, nước sinh tố, quán chè, xe bán rong đồ uống…

Loại trừ:

- Hoạt động của các vũ trường, câu lạc bộ khiêu vũ không phục vụ đồ uống được phân vào nhóm 93290 (Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu).

- Bán lại đồ uống đã đóng chai, đóng lon, đóng thùng được phân vào các nhóm 4711 (Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp); 47230 (Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh), 47813 (Bán lẻ đồ uống lưu động hoặc tại chợ), 47990 (Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu)

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo