Quy định của pháp luật về giấy phép kinh doanh phế liệu (Cập nhật 2024)

Kinh doanh phế liệu đem lại nguồn lợi nhuận lớn. Các chủ thể lựa chọn kinh doanh phế liệu cần lưu ý các quy định của pháp luật khi tiến hành hoạt động này. Sau đây, ACC xin giới thiệu tới quý khách hàng quy định của pháp luật về giấy phép kinh doanh phế liệu (Cập nhật 2022) để quý vị nắm rõ!

7-1

Quy định của pháp luật về giấy phép kinh doanh phế liệu (Cập nhật 2022)

1. Kinh doanh phế liệu là gì?

Phế liệu được hiểu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác.

Chủ thể kinh doanh có thể đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã ngành kinh tế dưới đây:

- 3830: Tái chế phế liệu

- 4669: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu (Bán buôn phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại)

Đối với hoạt động kinh doanh phế liệu này, các chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn một trong các hình thức hoạt động: Hộ kinh doanh cá thể hoặc Doanh nghiệp. Thủ tục đăng ký kinh doanh được tiến hành theo quy định chung về đăng ký kinh doanh. Bên cạnh đó, một số hoạt động kinh doanh phế liệu cần đáp ứng điều kiện riêng như hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh này còn có tác động đến môi trường, do vậy, sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chủ thể kinh doanh cần tiến hành một số thủ tục để đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường.

2. Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh phế liệu

- Giấy đề nghị đăng ký Hộ kinh doanh hoặc Doanh nghiệp kinh doanh phế liệu;

- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp đối với các loại hình doanh nghiệp;

- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên; danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;

- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực của các thành viên: Chứng minh thư nhân dân; hộ chiếu còn hiệu lực; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác.

3. Thẩm quyền giải quyết đăng ký giấy phép kinh doanh phế liệu

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện (Bộ phận một cửa UBND cấp huyện) có thẩm quyền đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh.

Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính có thẩm quyền đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp.

4. Thời hạn giải quyết và lệ phí đăng ký giấy phép kinh doanh phế liệu

Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Lệ phí đăng ký Hộ kinh doanh: 50.000 VNĐ (Năm mươi nghìn đồng).

Lệ phí đăng ký Doanh nghiệp: 100.000 VNĐ (Một trăm nghìn đồng).

5. Trình tự, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh phế liệu

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

Trong vòng 03 ngày làm việc, Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh trả lời người nộp hồ sơ về tính hợp lệ của hồ sơ, thông báo thay đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Bước 3: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh/Doanh nghiệp là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

6. Quy định riêng về nhập khẩu phế liệu

  1. Điều kiện nhập khẩu phế liệu

Chủ thể kinh doanh có hoạt động nhập khẩu phế liệu phải đáp ứng các yêu cầu về:

- Có kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu bảo đảm điều kiện về bảo vệ môi trường: Kho bãi phải có hệ thống thu gom nước mưa; hệ thống thu gom và biện pháp xử lý các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu; có nền cao đảm bảo không bị ngập lụt; có tường và vách ngăn bằng vật liệu không cháy; có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;…

- Có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu, xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

  1. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất

- Những tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất đạt khối lượng phế liệu nhập khẩu lớn theo quy định hoặc nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu cần thực hiện xin giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường, hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản đề nghị xin giấy xác nhận.

+ Báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

+ Bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

+ Giấy xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.

+ Bản cam kết về tái xuất hoặc xử lý phế liệu nhập khẩu.

+ Một số giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.

- Bộ hồ sơ được tiếp nhận và xử lý bởi Bộ Tài nguyên và môi trường hoặc Sở Tài nguyên và môi trường nơi cơ sở sản xuất đặt trụ sở.

- Ngoài ra, các dự án bãi tập kết nguyên nhiên vật liệu, phế liệu đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

Trên đây là quy định của pháp luật về giấy phép kinh doanh phế liệu (Cập nhật 2022) mà ACC đã gửi tới quý khách hàng. Sau khi thấy mình đáp ứng đủ các điều kiện để đăng ký giấy phép kinh doanh phế liệu, quý vị tiến hành thủ tục như các bước nêu trên. Nếu cần giúp đỡ hay muốn sử dụng dịch vụ của chúng tôi, quý vị vui lòng liên hệ tới hotline. Xin cảm ơn!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo