Thủ Tục, Điều Kiện Xin Cấp Giấy Phép Kinh Doanh Máy Xúc - Cập Nhật 2023

Ngày nay, nhiều chủ thể lựa chọn hoạt động kinh doanh máy xúc để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh mặt hàng này, chủ thể cần nắm được những quy định về đăng ký kinh doanh tại bài viết dưới.

Máy xúc là thiết bị máy móc có chức năng phục vụ thi công các công trình cầu, đường, nhà ở và được gọi chung là máy công trình. Gồm các loại máy xúc bánh lốp; máy xúc bánh xích; máy xúc bánh hỗn hợp; máy xúc ủi.

Trước khi đăng ký kinh doanh mặt hàng máy xúc, các chủ thể kinh doanh cần lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp:

  • 2824 Sản xuất máy khai thác mỏ và xây dựng (Cụ thể: Sản xuất máy địa chất như: máy ủi đất, ủi đất góc, san đất, cào, xúc,...)
  • 4659 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác (Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng)

Kinh doanh máy công trình nói chung hay máy xúc nói riêng không nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Luật đầu tư năm 2014, do đó, thủ tục đăng ký kinh doanh máy xúc được tiến hành theo quy định chung về đăng ký kinh doanh theo pháp luật về doanh nghiệp. Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh và khả năng tài chính, các chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn một trong các loại hình: Hộ kinh doanh, Hợp tác xã, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc Công ty cổ phần. 

Thực tế, có thể nói phần lớn máy công trình hay máy xúc đều là hàng nhập khẩu, trong đó chiếm hơn một nửa thuộc diện đã qua sử dụng. Vì vậy, các chủ thể kinh doanh cần lưu ý một số thủ tục và điều kiện để nhập khẩu kinh doanh mặt hàng này.

giấy phép kinh doanh máy xúc
giấy phép kinh doanh máy xúc

1. Đăng ký kinh doanh máy xúc

Hồ sơ đăng ký kinh doanh đồ máy xúc

  • Giấy đề nghị đăng ký Hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp kinh doanh máy xúc;
  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp đối với các loại hình doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên; danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực của các thành viên: Chứng minh thư nhân dân; hộ chiếu còn hiệu lực; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác.

Thẩm quyền giải quyết

  • Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện (Bộ phận một cửa UBND cấp huyện) có thẩm quyền đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh.
  • Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính có thẩm quyền đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp.

Thời hạn giải quyết

03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Chi phí

  • Lệ phí đăng ký Hộ kinh doanh: 50.000 VNĐ (Năm mươi nghìn đồng).
  • Lệ phí đăng ký Doanh nghiêp: 100.000 VNĐ (Một trăm nghìn đồng).

Kết quả nhận được

Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh/Doanh nghiệp

2. Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Trong vòng 03 ngày làm việc, Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh trả lời người nộp hồ sơ về tính hợp lệ của hồ sơ, thông báo thay đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Bước 3: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh/Doanh nghiệp là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

3. Thủ tục nhập khẩu máy xúc

Chủ thể có hoạt động nhập khẩu máy xúc để kinh doanh trong nước cần lưu ý không được nhâp khẩu các loại máy xúc đã bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ. Khi nhập khẩu mặt hàng này, chủ thể kinh doanh cần tiến hành thủ tục hải quan theo quy định pháp luật về xuất, nhập khẩu.

Hồ sơ hải quan

  • Tờ khai hàng hóa máy xúc nhập khẩu 
  • Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
  • Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật: 01 bản chụp.
  • Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa máy xúc;
  • Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
  • Tờ khai trị giá
  • Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính

Cơ quan giải quyết

  • Chi cục hải quan 
  • Thủ tục kê khai nhập khẩu, thông quan hàng hóa rất phức tạp, chủ thể nhập khẩu máy xúc cần phải nắm rõ các quy trình và thực hiện đầy đủ để hoạt động kinh doanh diễn ra đúng theo quy định pháp luật.

4. Dịch vụ ĐĂNG KÝ GIẤY PHÉP KINH DOANH MÁY XÚC tại ACC

Với 8 năm kinh nghiệm trong kinh doanh, ACC đã giúp đỡ nhiều chủ thể trong quá trình đăng ký kinh doanh và tư vấn, hỗ trợ chủ thể kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động. Quý khách sẽ có được những dịch vụ tư vấn tuyệt vời khi lựa chọn ACC như sau:

  • Được báo giá trọn gói và cam kết không phát sinh;
  • Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ). 
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản 
  • Được hướng dẫn set up đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho cơ sở kinh doanh.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo