Bạn đang có ý định kinh doanh mật ong? Bạn không biết chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Bạn chưa biết bí quyết kinh doanh mật ong hiệu quả? ACC – là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý trên cả nước, với đội ngũ nhân viên kinh nghiệm dồi dào sẽ giải đáp nhưng thắc mắc, tư vấn chuyên sâu, đầy đủ nhất những vấn đề mà các bạn đang gặp phải và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật với mức chi phí hợp lý nhất.
1. Kinh doanh mật ong có cần phải đăng ký kinh doanh không?
Kinh doanh mật ong có cần đăng ký kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền hay không? Căn cứ theo quy định tại Điều 3, Nghị định 39/2007 về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh thì hoạt động kinh doanh mật ong không thuộc đối tượng không phải đăng ký kinh doanh.
Vì vậy, nếu bạn muốn kinh doanh mật ong một cách hợp pháp thì bạn cần phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.
Tùy theo quy mô, số lượng lao động cũng như kế hoạch, chiến lược kinh doanh của bạn như thế nào mà ACC chúng tôi sẽ tư vấn các bạn thành lập hộ kinh doanh hay thành lập doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh mật ong.
2. Bí quyết kinh doanh mật ong - Xác định đúng mã ngành nghề đăng ký kinh doanh mật ong
Căn cứ theo Phụ lục I của Quyết định số 27/2018 quyết định ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì ngành nghề kinh doanh mật ong có mã ngành 01490: Ngành nghề chăn nuôi khác.
3. Bí quyết kinh doanh mật ong - Hướng dẫn thủ tục nhanh chóng
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể được quy định cụ thể tại Điều 87 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
3.1. Thành phần hồ sơ
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
3.2. Nơi nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị các loại giấy tờ nêu trên, cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh. Cụ thể nộp tại Bộ phận một cửa (bộ phận dịch vụ công) thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh
3.3. Thời gian làm thủ tục:
Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Sau 03 ngày làm việc mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì người đăng ký kinh doanh có quyền khiếu nại.
3.4. Lệ phí giải quyết
Do HĐND cấp tỉnh quyết định (theo Thông tư 85/2019/TT-BTC). Thông thường, lệ phí giải quyết là 100.000 đồng/lần.
4. Bí quyết kinh doanh mật ong - Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Bên cạnh việc đăng ký kinh doanh thì để kinh doanh, mở cửa hàng mật ong bạn còn cần xin giấy chứng nhận vệ sinh an thành thực phẩm trước khi đi vào hoạt động.
4.1. Hồ sơ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.
4.2. Thời gian giải quyết thủ tục.
– Thời gian xem xét hồ sơ ban đầu: 3 ngày
– Thời gian thẩm định và cấp chứng nhận: 15 ngày
4.3. Thời hạn của giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
– Giấy phép vệ sinh ATTP có hiệu lực trong vòng 3 năm
– Nếu thời hạn có hiệu lực của Giấy phép an toàn thực phẩm còn trước 6 tháng thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiến hành thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
5. Những câu hỏi thường gặp
Có phải đăng ký kinh doanh mật ong không?
Dựa theo luật, cụ thể điều 3 Nghị định 39/2007 về hoạt động thương mại thường xuyên, độc lập, không phải đăng ký kinh doanh có nêu rõ: Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện các hoạt động được pháp luật cho phép về cung ứng dịch vụ, mua bán hàng hóa và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại.
Hồ sơ gồm những thành phần nào?
– Giấy đề nghị được cấp phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
– Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu bản sao còn hiệu lực có công chứng của đại diện hộ kinh doanh,người đăng ký kinh doanh.
Dán nhãn cho sản phẩm mật ong?
– Xuất xứ hàng hóa;
– Định lượng;
– Ngày sản xuất;
– Hạn sử dụng;
– Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá;
– Thành phần hoặc thành phần định lượng;
Thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh?
Sau 05 ngày làm việc, Cơ quan đăng kí kinh doanh cấp huyện sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho cửa hàng kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng kí kinh doanh sẽ thông báo nội dung cần sửa đổi và bổ sung trong thời hạn 05 ngày làm việc
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mật ong, ACC hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích và đầy đủ nhất về quy trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mật ong. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng hy vọng có thể đồng hành cùng các bạn trong cả quy trình để nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo đúng pháp luật để các bạn yên tâm phát triển sự nghiệp của mình. Chúc các bạn thành công!
Nội dung bài viết:
Bình luận