Việc kinh doanh nhu yếu phẩm được rất nhiều người lựa chọn bởi tập khách hàng lớn, sức mua cao. Chính vì thế mà Xin giấy phép kinh doanh gạo được rất nhiều người lựa chọn. Bài viết này chúng tôi xin chia sẻ kinh nghiệm, thủ tục Xin giấy phép kinh doanh gạo; và các thông tin về dịch vụ tư vấn của Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Tài Chính ACC.
1. Mở cửa hàng bán gạo thì có phải xin giấy phép kinh doanh không?
Trừ trường hợp kinh doanh gạo theo hình thức thành lập doanh nghiệp; hoặc thành lập chuỗi cửa hàng kinh doanh gạo thì với cá nhân buôn bán gạo nhỏ lẻ có cần phải đăng kí kinh doanh không?
Đối tượng không phải đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
- Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
- Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
- Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
- Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
- Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Như vậy mở cửa hàng thuộc trường hợp phải đăng ký kinh doanh.
>>>>>>>Để hiểu thêm về giấy phép kinh doanh mời các bạn đọc thêm bài viết: Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định mới 2023
2. Hồ sơ và thủ tục xin giấy phép kinh doanh gạo
Bước 1: Lựa chọn loại hình
Có 2 loại hình chính cho việc kinh doanh
- Thành lập doanh nghiệp: Nếu bạn có nhu cầu mở cửa hàng với quy mô và số vốn lớn hoặc một chuỗi cửa hàng mang thương hiệu riêng.
- Thành lập hộ kinh doanh cá thể: Nếu bạn chỉ muốn mở một cửa hàng kinh doanh gạo nhỏ thì bạn có thể lựa chọn hình thức hộ kinh doanh cá thể.
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ, địa điểm nộp
Hồ sơ doanh nghiệp cần phải chuẩn bị bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Dự thảo điều lệ công ty
- Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập
- Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật
- Văn bản xác nhận vốn pháp định
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề
Nộp hồ sơ công ty tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
Được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Hồ sơ hộ kinh doanh cá thể chuẩn bị
Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
- Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Số vốn kinh doanh;
- Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân; địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập; của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập; hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
Nộp đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
3. Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm gạo
Bên cạnh việc đăng ký kinh doanh gạo thì việc tạo nên thương hiệu cho sản phẩm cũng là điều quan trọng. Do đó, những nhà kinh doanh mặt hàng gạo; có thể thực hiện đăng ký nhãn hiệu để tạo nên danh tiếng cho đơn vị kinh doanh của mình.
Phân loại đăng ký nhãn hiệu:
Theo quy định của pháp luật thì hàng hóa phải được phân nhóm theo bảng phân loại Nice 10. Có thể phân sản phẩm gạo vào nhóm 30 với một số sản phẩm như gạo, bột gạo, bánh gạo.
Chuẩn bị hồ sơ:
Thành phần hồ sơ cần có khi đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm gạo gồm có:
- Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;
- Danh mục hàng hóa cần đăng ký nhãn hiệu;
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
- Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, sẽ mất từ 13-18 tháng để cơ quan có thẩm quyền tiến hành đăng ký nhãn hiệu; cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn; có thể gia hạn nhiều lần; mỗi lần mười năm. Nhãn hiệu khi được đăng ký sẽ được bảo hộ vô thời hạn; nếu chủ sở hữu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực; phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ. (có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực)
- Nộp lệ phí gia hạn đầy đủ.
4. Phí, lệ phí nhà nước về cấp giấy phép thành lập
Lệ phí khi tiến hành được niêm yết cụ thể tại từng trụ sở nơi tiến hành đăng ký.
5. Những câu hỏi thường gặp về giấy phép kinh doanh gạo
Các loại giấy tờ để đăng ký giấy phép kinh doanh gạo là gì?
- Tùy theo hộ cá thể kinh doanh hoặc loại hình doanh nghiệp sẽ có các loại giấy tờ đăng ký giấy phép phù hợp.
Thời hạn cấp giấy phép kinh doanh gạo là bao lâu?
- Được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
ACC có cung cấp các dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh gạo không?
- ACC chuyên cung cấp tất cả các dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh gạo.
✅ Thủ tục: | ⭕ đăng ký kinh doanh |
✅ Giấy phép: | ⭕ Kinh doanh gạo |
✅ Dịch vụ: | ⭐ Trọn gói - Nhanh |
✅ Liên hệ | ⭕ Zalo hoặc 1900.3330 |
✅ Hỗ trợ: | ⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: | ⭕ 1900.3330 |
Nội dung bài viết:
Bình luận