Dịch vụ kinh doanh cho thuê lại hợp đồng lao động là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật hiện nay. Khi muốn thực hiện hoạt động kinh doanh trên; doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện chặt chẽ. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng; ACC cung cấp thủ tục cấp Giấy phép cho thuê lại lao động hỗ trợ khách hàng trong việc thực hiện các thủ tục, và các điều kiện giấy tờ cần thiết.
Xin giấy Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là gì?
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp; được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, có tuyển dụng và ký hợp đồng lao động nhưng không trực tiếp sử dụng mà cho người sử dụng lao động khác thuê lại (sau đây gọi là doanh nghiệp cho thuê).
Vì vậy để được cấp giấy phép cho hoạt động thuê lại lao động thì doanh nghiệp phải tiến hành đăng kí kinh doanh trước:
Bước 1: Thành lập doanh nghiệp
Trước khi thực hiện xin cấp phép cho thuê lại hợp đồng lao động; thì doanh nghiệp cần phải đăng ký thành lập công ty, trong đó bắt buộc phải đăng ký kinh doanh các ngành nghề sau:
7810- Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm; Chi tiết: Hoạt động dịch vụ việc làm;
7820- Cung ứng lao động tạm thời;
7830- Cung ứng và quản lý nguồn lao động; Chi tiết: Hoạt động cho thuê lại lao động.
Bước 2: Xin giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
2. Điều kiện cấp Giấy phép cho thuê lại lao động
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện
- Là người quản lý doanh nghiệp;
- Không có án tích;
- Đã làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
- Đối với doanh nghiệp thì: Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ Việt Nam đồng) tại ngân hàng thương mại; hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
3. Thời hạn của giấy phép được quy định như sau:
Thời hạn giấy phép tối đa là 60 tháng. Giấy phép được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng.Thời hạn giấy phép được cấp lại bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp trước đó.
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp; theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 29/2019/NĐ-CP
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo quy định pháp luật về lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trường hợp người đại diện theo pháp luật là người nước ngoài không thuộc đối tượng được cấp phiếu lý lịch tư pháp của Việt Nam. Các văn bản nêu trên được cấp trước ngày nộp hồ sơ không quá 06 tháng.
- Văn bản chứng minh thời gian đã làm việc của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 5 Nghị định này là một trong các loại văn bản sau:
- Bản sao được chứng thực từ bản chính hợp đồng lao động; hoặc hợp đồng làm việc của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Bản sao được chứng thực từ bản chính quyết định bổ nhiệm (đối với người làm việc theo chế độ bổ nhiệm); hoặc văn bản công nhận kết quả bầu (đối với người làm việc theo chế độ bâu cử) của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
Bước 1: Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội); nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp giấy phép.
Bước 2: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đảm bảo theo quy định; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm tra; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đối với doanh nghiệp.Trường hợp hồ sơ không đảm bảo theo quy định; trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không cấp giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do không cấp giấy phép.
6. Dịch vụ làm giấy phép cho thuê lại lao động của ACC
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của ACC:
- Không phải đi lại
- Nhận giấy phép tại nhà
- Dịch vụ trọn vẹn từ A – Z
- Tư vấn điều kiện đăng ký cấp giấy phép cho thuê lại lao động;
- Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, thông tin để hoàn thiện hồ sơ thủ tục cấp giấy phép cho thuê lại lao động;
- Soạn thảo hồ sơ, phương án kinh doanh xin cấp giấy phép cho thuê lại lao động;
- Thay mặt doanh nghiệp làm các thủ tục xin cấp giấy phép cho thuê lại lao động;
- Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình cấp giấy phép cho thuê lại lao động;
- Nhận và giao lại cho khách hàng cấp giấy phép cho thuê lại lao động;
- Tư vấn đổi cấp giấy phép cho thuê lại lao động;
- Tư vấn các thủ tục pháp lý sau khi được cấp giấy phép cho thuê lại lao động;
- Tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh cho thuê lại lao động của doanh nghiệp.
Nội dung bài viết:
Bình luận