Phân biệt Giấy phép đầu tư và Giấy đăng ký kinh doanh 

Giấy phép đầu tư và giấy đăng ký kinh doanh là 2 loại giấy tờ thường được nhắc đến và được sử dụng rất nhiều trong các hoạt động liên quan đến đầu tư, kinh doanh. Vậy làm sao để phân biệt Giấy phép đầu tư và Giấy đăng ký kinh doanh?

Phân Biệt Giấy Phép đầu Tư Và Giấy đăng Ký Kinh Doanh

                     Phân biệt Giấy phép đầu tư và Giấy đăng ký kinh doanh

1. Giấy phép đầu tư là gì?

Theo khái niệm được quy định tại Khoản 11 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 thì Giấy phép đầu tư là: văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.

Trong một số trường hợp nhất định, luật yêu cầu nhà đầu tư phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bao gồm:

+ Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

+ Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư năm 2020. 

2. Giấy đăng ký kinh doanh là gì? 

Luật Doanh nghiệp năm 2014 hết hiệu lực làm cho khái niệm “đăng ký kinh doanh” và “giấy phép kinh doanh” không còn trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, có thể sử dụng khái niệm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để hiểu thay cho giấy đăng ký kinh doanh, bởi lẽ Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã thay thế việc “đăng ký kinh doanh” bằng việc “đăng ký doanh nghiệp”, bản chất của 2 loại đăng ký này cũng gần như nhau. Do đó, có thể hiểu giấy đăng ký kinh doanh là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Theo khái niệm được quy định tại Khoản 15 Điều 4 Luật Đầu tư năm 2020 thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là: văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp. 

3. Các tiêu chí và cách phân biệt Giấy phép đầu tư và Giấy đăng ký kinh doanh

Có thể phân biệt giấy chứng nhận đầu tư và giấy đăng ký kinh doanh theo các tiêu chí sau:

3.1 Đối tượng cấp

Đối với Giấy phép đầu tư thì đối tượng cấp là nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Như đã nói ở trên thì đây là đối tượng mà luật quy định bắt buộc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. 

Đối với Giấy đăng ký kinh doanh thì đối tượng cấp là doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp. Bởi lẽ, giấy đăng ký kinh doanh hay còn gọi là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được xem như “giấy tờ tùy thân” của một doanh nghiệp được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam. Việc thành lập một doanh nghiệp (có thể là doanh nghiệp mới hoặc thành lập từ việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách những doanh nghiệp cũ) cần phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như một minh chứng cho sự ra đời, là điều kiện cần để doanh nghiệp được thành lập bảo hộ bởi pháp luật. 

3.2 Cơ quan có thẩm quyền cấp

Đối với Giấy phép đầu tư thì cơ quan có thẩm quyền cấp là Sở Kế hoạch và Đầu tư/Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế (được quy định tại Điều 39 của Luật Đầu tư năm 2020). 

Đối với Giấy đăng ký kinh doanh thì cå quan có thẩm quyền cấp là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư. Đây là cơ quan đăng ký kinh doanh nơi người thành lập doanh nghiệp thực hiện việc nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp, do đó đây cũng là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

3.3 Nội dung

Những nội dung được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

+ Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;

+ Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

+ Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;

+ Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.

Những nội dung được ghi trên Giấy phép đầu tư bao gồm: 

+ Tên dự án đầu tư.

+ Nhà đầu tư.

+ Mã số dự án đầu tư.

+ Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.

+ Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.

+ Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).

+ Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.

+ Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm:

  •  Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;
  •  Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.

+ Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).

+ Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).

3.4 Trình tự, thủ tục 

Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép đầu tư được quy định tại Điều 38 Luật Đầu tư năm 2020 như sau:

+ Đối với dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư, sau 05 ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư thì cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

+ Đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư nộp đầy đủ hồ sơ đến cơ quan đăng ký đầu tư, trong 15 ngày làm việc cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh - trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp có thể được thực hiện theo các bước sau đây: 

Bước 1: Xác định chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp:

Điều kiện đầu tiên để thành lập doanh nghiệp là cá nhân, tổ chức không phải là đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp. 

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì gồm có: 07 nhóm đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp (theo khoản 1, 2 Điều 17).

Bên cạnh đó, thêm 01 đối tượng không có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào doanh nghiệp là các đối tượng bị cấm theo quy định Luật Phòng, chống tham nhũng.

Bước 2: Xác định tên doanh nghiệp. 

Căn cứ vào Điều 37 Luật Doanh nghiệp hiện hành thì tên Tiếng Việt của công ty bao gồm 2 thành tố với thứ tự như sau:

  • Thành tố đầu tiên: Loại hình doanh nghiệp, theo đó loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH”. 
  • Thành tố thứ hai: Tên riêng, theo đó tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Ví dụ: Bạn chọn loại hình doanh nghiệp là “Công ty TNHH” và tên riêng là “Vũ Anh Đào” thì theo như cách quy định ở trên thì tên công ty của bạn sẽ là: “Công ty TNHH Vũ Anh Đào”.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý những trường hợp đặt tên vi phạm quy định của pháp luật để tránh việc bị trả hồ sơ đăng ký thành lập công ty. Cụ thể, những trường hợp đặt tên vi phạm quy định của pháp luật như sau:

  • “Tên trùng và tên gây nhầm lẫn. 
  • Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc”.

(Theo Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020). 

Bước 3: Xác định trụ sở của doanh nghiệp.

Trụ sở chính của doanh nghiệp phải được đặt trên lãnh thổ của nước Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp được ghi trên Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp, các sản phẩm sản xuất (nếu có sau khi công ty đã được đăng ký thành lập hợp pháp),... Trụ sở doanh nghiệp được xác định theo đơn vị địa giới hành chính (các tỉnh thành). Việc xác định trụ sở chính của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký thành lập công ty. 

Bước 4: Xác định ngành nghề kinh doanh. 

Các quy định của pháp luật hiện hành không giới hạn số lượng ngành nghề đăng ký kinh doanh, do đó ta có thể đăng ký thêm các ngành nghề dự định cho các hoạt động kinh doanh trong tương lai chỉ cần các ngành nghề đó không thuộc trường hợp Nhà nước cấm kinh doanh (ví dụ như: kinh doanh vũ khí quân dụng, kinh doanh mại dâm,...).  

Tuy nhiên, việc đăng ký các ngành nghề đăng ký kinh doanh cần lưu ý vì có những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Để được cơ quan Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh mà pháp luật quy định (một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện như: kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm,...). 

Bước 5: Xác định vốn điều lệ của doanh nghiệp. 

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì Vốn điều lệ được định nghĩa như sau: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn”. 

Doanh nghiệp có thể xác định Vốn điều lệ để đăng ký theo khả năng, pháp luật không buộc các doanh nghiệp chứng minh khả năng góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký. Tuy nhiên, pháp luật có quy định về thời hạn góp đủ vốn điều lệ là không quá 90 ngày kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quá thời hạn 90 ngày này mà không góp đủ vốn điều lệ thì phải thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, nếu không tiến hành việc giảm vốn điều lệ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. 

Bước 6: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. 

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

+ Điều lệ doanh nghiệp;

+ Danh sách người thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc danh sách cổ đông doanh nghiệp cổ phần;

+ Bản sao các giấy tờ pháp lý đối với các thành viên của công ty, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân.

Bước 8: Xác định cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp. 

Như đã nói ở trên thì việc xác định trụ sở của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp. Bởi lẽ, mặc dù đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện để thành lập doanh nghiệp nhưng lại nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước không có thẩm quyền thì sẽ bị trả lại hồ sơ, điều đó làm tốn thời gian, công sức của chúng ta. 

Theo đó, pháp luật có quy định nơi nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp là tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Có thể nộp hồ sơ bằng 2 cách là: gửi bưu điện hoặc nộp trực tiếp. 

Trên đây là toàn bộ những gì về vấn đề Phân biệt Giấy phép đầu tư và Giấy đăng ký kinh doanh mà chúng tôi gửi đến quý độc giả. Trong quá trình tìm hiểu nếu có bất kỳ thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi có các dịch vụ về tư vấn và hỗ trợ xin cấp Giấy phép đầu tư, Giấy đăng ký kinh doanh và các loại giấy tờ khác. 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo