Thủ tục làm Giấy phép chăn nuôi Gia cầm (Cập nhật 2023)

Chăn nuôi gia cầm là một ngành nghề kinh doanh quen thuộc. Vậy thủ tục xin cấp Giấy phép chăn nuôi Gia cầm như thế nào?Giấy Phép Chăn Nuôi Gia Cầm
Giấy Phép Chăn Nuôi Gia Cầm

1. Ngành nghề kinh doanh chăn nuôi gia cầm là gì?

Theo danh mục mã ngành nghề của Việt Nam, Chăn nuôi gia cầm có mã ngành nghề là 0146. Cụ thể như sau:

0146: Chăn nuôi gia cầm

01461: Hoạt động ấp trứng và sản xuất giống gia cầm

Nhóm này gồm: Hoạt động của các cơ sở ấp trứng gia cầm để lấy con giống và trứng lộn.

01462: Chăn nuôi gà

Nhóm này gồm: Hoạt động chăn nuôi gà lấy thịt và lấy trứng.

01463: Chăn nuôi vịt, ngan, ngỗng

Nhóm này gồm: Chăn nuôi vịt, ngan, ngỗng lấy thịt và lấy trứng.

01469: Chăn nuôi gia cầm khác

Nhóm này gồm: Nuôi đà điểu, nuôi các loài chim cút, chim bồ câu.

Để kinh doanh, chủ cơ sở kinh doanh cần xin giấy phép chăn nuôi gia cầm, thường bao gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện, giấy phép môi trường,…

2. Thủ tục đăng ký Giấy phép chăn nuôi Gia cầm

Tùy thuộc vào tình hình tài chính, khả năng quản lý và các yếu tố khác, chủ cơ sở kinh doanh có thể thành lập hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn.

(Xem thêm bài viết về thành lập doanh nghiệp)

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện

Đối tượng phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện

Các cơ sở chăn nuôi gia cầm phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện, trừ các cơ sở sau:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định, tàu cá có chiều dài dưới 15 mét;
  • Sơ chế nhỏ lẻ;
  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản có xuất khẩu sang các quốc gia, vùng lãnh thổ có yêu cầu chứng nhận y tế (chứng thư, chứng nhận an toàn thực phẩm) bởi cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo mẫu;
  • Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở.

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

  • Bước 1: Nộp hồ sơ:

Cơ sở nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ có thể được nộp theo một trong các hình thức sau: trực tiếp, gửi qua Fax, E-mail, mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); gửi theo đường bưu điện;

  • Bước 2: Tiếp nhận và xem xét hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ;

  • Bước 3: Thẩm định và cấp giấy chứng nhận

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thực hiện thẩm tra hồ sơ thẩm định, xếp loại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trong 07 ngày làm việc (nếu cơ sở đã được thẩm định và xếp loại A hoặc B); hoặc tổ chức đi thẩm định thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm nếu đủ điều kiện trong thời hạn 15 ngày làm việc (trường hợp cơ sở chưa được thẩm định, xếp loại). Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lệ phí

Lệ phí thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản:

  • Cơ quan kiểm tra địa phương thực hiện: 700.000 đồng/cơ sở
  • Cơ quan kiểm tratrung ương thực hiện: 2.000.000 đồng/cơ sở

Lưu ý: Nếu không thuộc các cơ sở phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện, cơ sở phải ký bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn theo mẫu được quy định tại Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNN

Thủ tục cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y

Nếu cơ sở có hoạt động sơ chế, chế biến gia cầm thì cần đạt đủ các yêu cầu đối với cơ sở và có giấy chứng nhận vệ sinh thú y.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh thú y

  • Cục Thú y đối với cơ sở do Trung ương quản lý;các cơ sở phục vụ xuất, nhập khẩu và cơ sở hỗn hợp phục vụ xuất, nhập khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước;
  • Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh đối với cơ sở không thuộc điểm a khoản này và phục vụ tiêu dùng trong nước.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận vệ sinh thú y

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y theo mẫu;
  • Bản chính Mô tả tóm tắt về cơ sở theo mẫu.

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận vệ sinh thú y

  • Bước 1: Chủ cơ sở nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận vệ sinh thú y cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh thú y. Hồ sơ có thể được nộp theo một trong các hình thức sau: Trực tiếp, gửi qua Fax, E-mail, mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); gửi theo đường bưu điện;
  • Bước 2: Tiếp nhận và xem xét hồ sơ

Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận vệ sinh thú y của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh thú y phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ; trường hợp Chủ cơ sở nộp trực tiếp thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể hướng dẫn và trả lời ngay cho người nộp là hồ sơ đã hợp lệ hay chưa.

  • Bước 3: Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận

Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh thú y thực hiện kiểm tra hồ sơ và tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện vệ sinh thú y tại cơ sở, cấp Giấy chứng nhận vệ sinh thú y nếu đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận vệ sinh thú y thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do và hẹn lịch tổ chức kiểm tra lại.

Ngoài ra, tùy thuộc vào quy mô, cơ sở có thể cần xin các giấy phép khác.

Thủ tục xin cấp giấy phép môi trường

Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường: Có quy mô chuồng trại từ 20.000 đầu gia cầm trở lên

Đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường: Có quy mô chuồng trại từ 5.000 đến dưới 20000 đầu gia cầm

Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được chủ dự án, cơ sở gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện để được xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, gồm:

  • 01 văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở theo mẫu;
  • 03 bản kế hoạch bảo vệ môi trường (kèm theo bản điện tử) của dự án, cơ sở theo mẫu;
  • 01 báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng của dự án, cơ sở (kèm theo bản điện tử).

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo mẫu. Trường hợp chưa xác nhận phải có thông báo bằng một văn bản và nêu rõ lý do (trong đó nêu rõ tất cả các nội dung cần phải bổ sung, hoàn thiện một lần).

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi

Đối với trang trại quy mô lớn (từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên), chủ cơ sở phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn theo mẫu;
  • Bản thuyết minh về điều kiện chăn nuôi theo mẫu.

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn

  • Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền được quy định như sau:
    • Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn tại địa phương;
    • Trường hợp cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn nằm trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng ký thủ tục đầu tư thực hiện cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
  • Bước 2: Tiếp nhận và xem xét hồ sơ
    • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ.
    • Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
  • Bước 3: Thẩm định và cấp giấy chứng nhận
    • Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, trong thời hạn 20 ngày làm việc cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi.
    • Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày lập biên bản đánh giá, tổ chức, cá nhân khắc phục và gửi báo cáo kết quả khắc phục bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định và đánh giá lại điều kiện thực tế (nếu cần thiết).
    • Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi theo mẫu; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Một số câu hỏi thường gặp về giấy phép chăn nuôi gia cầm

Bao lâu sẽ có giấy chứng nhận?

Tổng thời gian hoàn thành công việc từ lúc nhận hồ sơ khách hàng cung cấp khoảng 25 -35 ngày (có thể nhanh hơn tùy tình hình thực tế tại đơn vị và yếu tố khách quan khác).

Lệ phí thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm 

Lệ phí thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản:

  • Cơ quan kiểm tra địa phương thực hiện: 700.000 đồng/cơ sở
  • Cơ quan kiểm tra trung ương thực hiện: 2.000.000 đồng/cơ sở

Tại sao nên sử dụng dịch vụ của ACC

  • Giá trọn gói và không phát sinh.
  • Tiết kiệm chi phí đi lại và thời gian công sức của khách hàng.
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản, tư vấn miễn phí
  • Làm đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho khách hàng.
  • Đội ngũ nhân viên có chuyên môn, trình độ

Chi phí khi sử dụng dịch vụ của ACC

Công ty ACC cung cấp dịch vụ và tư vấn giấy phép chăn nuôi gia cầm với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất.

Trên đây là một số nội dung về thủ tục xin cấp giấy phép chăn nuôi gia cầm. Trước khi thực hiện kinh doanh ngành nghề này, các cá nhân, tổ chức cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật để việc kinh doanh được hiệu quả và đúng pháp luật.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (957 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (1)

    Đào Xuân Lục
    Tôi cần lập doanh trại chăn nuôi vịt(quy mô nhỏ) với số lượng 20,000 con vịt vậy cần những thủ tục gì để đảm bảo hồ sơ đúng quy định. Xin cảm ơn./.
    TRẢ LỜI
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo