Thủ tục làm Giấy phép an toàn thực phẩm Rau câu (2024)

Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh Rau câu thì Giấy phép an toàn thực phẩm Rau câu là điều kiện bắt buộc để sản xuất và đưa sản phẩm này tới tay người tiêu dùng một cách hợp pháp. Vậy hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm Rau câu và các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh vấn đề này bao gồm những gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của ACC để được giải đáp một cách cụ thể và chi tiết.

giay-phep-an-toan-thuc-pham-rau-cau

Giấy phép an toàn thực phẩm Rau câu

1. Cơ sở pháp lý xin giấy phép an toàn thực phẩm Rau câu

  • Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/06/2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2011.
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều luật của Luật an toàn thực phẩm.
  • Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
  • Nghị định 107/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.

2. Giấy phép an toàn thực phẩm Rau câu là gì?

Rau câu là sản phẩm ăn vặt được nhiều người ưa thích, đặc biệt trong mùa hè và hướng tới mọi đối tượng. Do đó việc quản lý về an toàn thực phẩm đối với Rau câu được nhà nước vô cùng quan tâm.

Giấy phép an toàn thực phẩm Rau câu là một văn bản pháp lý có giá trị do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm Rau câu nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Nếu không có giấy phép này các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm Rau câu không được thực hiện các hoạt động sản xuất.

3. Tại sao phải làm giấy phép an toàn thực phẩm Rau câu?

Các cá nhân, tổ chức phải xin giấy phép an toàn thực phẩm Rau câu là vì:

Theo quy định tại Nghị định 115/2018/NĐ – CP thì đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì các cá nhân, tổ chức sản xuất xuất, kinh doanh thực phẩm Rau câu phải có giấy phép an toàn thực phẩm Rau câu, nếu không có thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh sau này.

4. Các giấy tờ cần chuẩn bị để xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm Bánh trung thu

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về vật chất, trang thiết bị; dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm

5. Thời gian và hiệu lực của giấy phép an toàn thực phẩm Rau câu

  • Thời gian cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm Rau câu từ 20- 25 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
  • Thời gian thẩm định tại cơ sở là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
  • Hiệu lực của giấy phép an toàn thực phẩm Rau câu là 03 năm kể từ ngày cấp phép.
  • Nếu thời hạn có hiệu lực của Giấy phép an toàn thực phẩm Rau câu còn trước 06 tháng; thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh Rau câu phải tiến hành thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận.

Trên đây là những quy định của pháp luật về thủ tục làm Giấy phép an toàn thực phẩm Rau câu ACC gửi tới quý khách hàng. Trong quá trình thực hiện thủ tục nếu có bất kỳ vướng mắc nào, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (886 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo