Thủ tục làm Giấy phép an toàn thực phẩm Pa tê sô (2024)

Giấy phép an toàn thực phẩm Pa tê sô

Pa tê sô là một loại bánh có nguồn gốc từ Pháp, du nhập Việt Nam vào thế kỷ 19. Tuy nhiên, lại có một số quan điểm là Pa te sô xuất hiện từ thời Pháp thuộc, cộng với cái tên "gây hiểu nhầm" khiến thế hệ sau nhiều người lầm tưởng rằng đây là món bánh được người Pháp mang vào.
Đó là những vấn đề mang tính nguồn gốc của loại bánh này, còn vấn đề mà ACC sẽ gửi đến bạn trong bài viết này là các quy định của pháp luật về Thủ tục làm Giấy phép an toàn thực phẩm Pa tê sô (2023)
Thủ Tục Làm Giấy Phép An Toàn Thực Phẩm Pa Tê Sô Thủ Tục Làm Giấy Phép An Toàn Thực Phẩm Pa Tê Sô (2023)

1. Những điều kiện cần có để được xem xét cấp Giấy phép an toàn thực phẩm Pa tê sô?

Căn cứ Điều 19, Điều 25 Luật An toàn thực phẩm hiện hành, để chuẩn bị cho thủ tục làm Giấy phép an toàn thực phẩm Pa tê sô cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

    -   Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;

    -   Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

    -   Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;

    -   Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

    -   Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

    -   Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

    -   Đồng thời phải có quy trình sơ chế, chế biến phải bảo đảm thực phẩm không bị ô nhiễm chéo, tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm hoặc độc hại.

    -   Vấn đề quan trọng cho người tiêu dùng, đó là nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thực phẩm bao gói sẵn phải có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; phụ gia thực phẩm trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng do Bộ Y tế ban hành.

    -   Thức ăn ngay, thực phẩm chín phải được trưng bày trên bàn hoặc giá cao cách mặt đất ít nhất 60cm; để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản, che đậy hợp vệ sinh, chống được ruồi, nhặng, bụi bẩn, mưa, nắng và côn trùng, động vật gây hại.

Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến trước khi mang ra thị trường bày bán, thì cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Nếu thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

  •   Tuân thủ quy định về ghi nhãn thực phẩm;
  •   Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm quy định tại Điều 18 và Điều 20 của Luật này;
  •   Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh;
  •   Bảo quản thực phẩm theo đúng hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất.

- Trường hợp thực phẩm đã qua chế biến không bao gói sẵn phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

  •   Có biện pháp bảo đảm cho thực phẩm không bị hỏng, mốc, tiếp xúc với côn trùng, động vật, bụi bẩn và các yếu tố gây ô nhiễm khác;
  •   Rửa sạch hoặc khử trùng các dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm trước khi sử dụng đối với thực phẩm ăn ngay;
  •   Có thông tin về xuất xứ và ngày sản xuất của thực phẩm.

2. Trình tự, hồ sơ và thủ tục làm Giấy phép an toàn thực phẩm Pa tê sô (2021)

Các cơ sở chế biến kinh doanh thực phẩm bánh Pa tê sô chỉ  được xem xét cấp Giấy phép an toàn thực phẩm Pa tê sô khi chủ cơ sở kinh doanh, chế biến đầy đủ các loại giấy tờ, chứng từ như luật định.

2.1 Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:

Căn cứ Thông tư 58/2014/TT-BCT về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01, Phụ lục I, Nghị định số 155/2018/NĐ-CP;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở);

- Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở;

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp

2.2 Trình tự, thủ tục làm Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm các bước sau:

Căn cứ Điều 36 Luật An toàn thực phẩm và được hướng dẫn bởi Thông tư 58/2014/TT-BCT về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trình tự thủ tục làm Giấy phép an toàn thực phẩm Pa tê sô như sau:

    -   Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ;

    -   Bước 2: Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở Trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở;

    -   Bước 3:  Kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm;

    -  Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”.

3. Những thắc mắc thường gặp khi tiến hành Thủ tục làm Giấy phép an toàn thực phẩm Pa tê sô?

3.1 Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép an toàn thực phẩm Pa tê sô?

Các phòng chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện nơi có cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đối với bánh Pa tê sô.

3.2 Phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục làm giấy phép an toàn thực phẩm bánh pa tê sô?

Cũng như các loại bánh khác, phí thẩm định đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ dưới 200 suất ăn có mức phí là 700.000 đồng/ lần/ cơ sở.

3.3 Trường hợp biên bản thẩm định có kết luận “Chờ hoàn thiện” thì thời hạn khắc phục là bao nhiêu ngày?

Thời hạn khắc phục tối đa là 60 (sáu mươi) ngày, sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định ?

3.4 Hiệu lực của Giấy phép an toàn thực phẩm Bánh gối có thời hạn trong bao lâu?

Khi đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì Giấy chứng nhận này có hiệu lực trong thời gian 03 năm.

ACC xin gửi đến bạn những thông tin bổ ích trên đây về Thủ tục làm Giấy phép an toàn thực phẩm Pa tê sô (2021), trường hợp có khó khăn trong quá trình tìm hiểu hay quá trình thực hiện thủ tục làm Giấy phép an toàn thực phẩm gặp khó khăn quý khách vui lòng liên hệ tại Accgroup để được hỗ trợ.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (642 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo