Thủ tục làm Giấy phép an toàn thực phẩm Bánh chưng (2024)

Thủ Tục Làm Giấy Phép An Toàn Thực Phẩm Bánh Chưng

Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông với đất trời. Là một món ăn truyền thống, quen thuộc, gắn liền với chúng ta từ khi còn bé, và thường xuất hiện vào những dịp lễ tết.

Thủ Tục Làm Giấy Phép An Toàn Thực Phẩm Bánh Chưng
Thủ Tục Làm Giấy Phép An Toàn Thực Phẩm Bánh Chưng

Tuy nhiên, hiện nay bánh chưng xuất hiện trên thị trường không chỉ ở những dịp đặc biệt mà còn những ngày thường bởi những cơ sở chế biến, kinh doanh Bánh chưng đã trở nên phổ biến.

Thủ tục làm Giấy phép an toàn thực phẩm Bánh chưng (2021) được thực hiện như thế nào, hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết này.

1. Hồ sơ để được Giấy phép an toàn thực phẩm Bánh chưng (2021)

Trường hợp cơ sở kinh doanh, chế biến bánh chưng lần đầu hoạt động, thì hồ sơ để được cấp Giấy phép an toàn thực phẩm Bánh chưng bao gồm;

               -       Thứ nhất, cơ sở kinh doanh, chế biến phải có đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu mà pháp luật đã quy định;

               -       Thứ hai, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);

               -       Thứ ba, phải có bản thuyết minh về cơ sở vật chất theo Mẫu 2a (đối với cơ sở sản xuất) hoặc Mẫu 2b (đối với cơ sở kinh doanh) quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 58/2014/TT-BCT;

               -       Thứ tư, giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);

               -       Thứ năm, giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh (bản sao có xác nhận của cơ sở).

Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng thì cơ sở kinh doanh, chế biến Bánh chưng cần làm Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật và  gửi đến cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận để được xem xét cấp lại.

Trường hợp cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu 1c quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; Hồ sơ theo quy định tại điểm b, c, d, đ Khoản 1 Điều này.

2. Trình tự, thủ tục làm Giấy phép an toàn thực phẩm Bánh chưng

Để được cấp Giấy phép an toàn thực phẩm Bánh chưng, chủ cơ sở chế biến kinh doanh bánh chưng cần thực hiện thủ tục làm Giấy phép an toàn thực phẩm Bánh chưng và trình tự cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được thực hiện như sau:

Bước 1: Chủ cơ sở kinh doanh, chế biến bánh chưng đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do UBND huyện/thị xã/thành phố cấp nộp hồ sơ Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

Bước 2: sau khi đã nhận hồ sơ, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ;

Bước 3: Khi đã xác nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.

Bước 4: Nếu kết quả thẩm định đạt yêu cầu, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh.

3. Những thắc mắc thường gặp khi tiến hành Thủ tục làm Giấy phép an toàn thực phẩm Bánh chưng?

3.1 Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép an toàn thực phẩm Bánh chưng?

Các phòng chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện nơi có cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

3.2 Trường hợp cơ quan có thẩm quyền có văn bản cần bổ sung hồ sơ thì thời gian bổ sung trong bao lâu?

Trường hợp quá 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo, cơ sở không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì hồ sơ của cơ sở không còn giá trị. Tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ mới để được cấp Giấy chứng nhận nếu có nhu cầu.

3.3 Thời hạn cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bánh chưng trong bao lâu?

Nếu kết quả thẩm định đạt yêu cầu, thì trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm Bánh chưng cho chủ cơ sở.

3.4  Trường hợp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp lại hồ sơ hay gia hạn?

Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật An toàn thực phẩm.

ACC xin gửi đến bạn những thông tin bổ ích trên đây về Thủ tục làm Giấy phép an toàn thực phẩm Bánh chưng (2021), trường hợp có khó khăn trong quá trình tìm hiểu hay quá trình thực hiện thủ tục làm Giấy phép an toàn thực phẩm bánh chưng hay các loại bánh ngọt, bánh kem... gặp khó khăn quý khách vui lòng liên hệ tại Accgroup để được hỗ trợ.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1028 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo