Nhiều thắc mắc được đặt ra đối với trường hợp xe đã thế chấp xe tại ngân hàng thì có được lưu thông trên đường nữa hay không. Căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành, thông qua giấy lưu hành xe ngân hàng, chủ phương tiện vẫn sẽ được đảm bảo quyền sử dụng phương tiện của mình tham gia giao thông và được coi là đúng quy định pháp luật. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách thực hiện thủ tục làm giấy lưu hành này qua các quy định pháp luật mới nhất có cập nhật.

1. Giấy lưu hành xe ngân hàng là gì?
Khi chúng ta thực hiện thế chấp xe thuộc quyền sở hữu của mình tại ngân hàng (các tổ chức tín dụng) để đảm bảo cho các khoản vay tại đây thì khi đó ngân hàng sẽ thu giữ giấy tờ xe bản chính, cụ thể là Đăng ký xe.
Tuy nhiên, các văn bản pháp luật về giao thông lại quy định người điều khiển xe khi tham gia giao thông phải mang theo những giấy tờ liên quan, trong đó có Đăng ký xe. Nếu không tuân thủ, căn cứ văn bản xử phạt vi phạm hành chính thì trường hợp này sẽ bị xử phạt.
Do đó, để đảm bảo quá trình lưu thông của người vay, ngân hàng sẽ cấp cho chủ phương tiện giấy lưu hành xe của ngân hàng phát hành để thay thế bản chính.
Căn cứ Công văn 8601/VPCP-CN về việc sử dụng giấy đăng ký phương tiện khi tham gia giao thông trong trường hợp thế chấp phương tiện giao thông tại tổ chức tín dụng có hướng dẫn như sau:
“Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực giấy đăng ký phương tiện giao thông, kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính giấy đăng ký phương tiện giao thông để tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính giấy đăng ký phương tiện giao thông nhằm đảm bảo nghĩa vụ dân sự trong việc thế chấp phương tiện”.
2. Mẫu giấy lưu hành có giá trị hiệu lực hiện nay
Trong quá trình thực hiện hướng dẫn trên, nhiều trường hợp vẫn gặp khó khăn với cán bộ cảnh sát giao thông khi bị yêu cầu phải xuất trình giấy lưu hành có hiệu lực.
Cụ thể, theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước cũng nêu rõ đối với các trường hợp đã thế chấp để vay trước ngày 1/9/2017 thì sẽ phải chủ động đến ngân hàng để cấp lại giấy lưu hành xe ngân hàng.
Nói cách khác, những mẫu giấy xác nhận xe đang thế chấp ở ngân hàng dưới đây sẽ không có giá trị hiệu lực nữa:

3. Thủ tục làm giấy lưu hành xe ngân hàng
Trường hợp cần cấp lại giấy lưu hành xe đối với các trường hợp đã thế chấp để vay trước ngày 1/9/2017
- Chủ phương tiện chủ động đến trực tiếp ngân hàng trước đây đã cấp giấy xác nhận xe thế chấp cho mình.
- Xuất trình các loại giấy tờ sau:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức: CMND/ Thẻ căn cước công dân còn giá trị hiệu lực; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh…
+ Giấy lưu hành xe của ngân hàng đã cấp
+ Bản sao Đăng ký xe
+ Phiếu đề nghị (theo mẫu của mỗi ngân hàng sẽ khác nhau)
- Thời gian thực hiện: Trước 1/10/2017
Trường hợp thế chấp xe sau ngày 1/9/2017
Đối với trường hợp này, ngân hàng sẽ thực hiện cấp mới giấy lưu hành theo bản mới hiện hành ngay cho chủ phương tiện. Do đó, sau khi thực hiện các thủ tục liên quan đến Hợp đồng tín dụng thì chủ phương tiện cần cung cấp cho ngân hàng những giấy tờ sau:
+ Bản chính Đăng ký xe thuộc quyền sở hữu hợp pháp
+ CMND/Thẻ căn cước công dân của chủ sở hữu xe là cá nhân
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...của chủ sở hữu xe là tổ chức
+ Hợp đồng tín dụng đã ký kết
- Thời gian thực hiện: 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận giấy tờ xe bản gốc.
4. Những câu hỏi thường gặp
Ngân hàng giữ giấy đăng ký xe ô tô để thế chấp thì có thể điều khiển xe tham gia lưu thông được hay không?
Căn cứ khoản 13 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
Tài xế xe ô tô khi không xuất trình được giấy đăng ký xe thì bị xử phạt hành chính ra sao?
Căn cứ khoản 4 Điều 16 và khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 9 và khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) Theo đó quy định trên thì nếu Quyết định xử phạt ghi nhận hành vi không mang theo đăng ký xe thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng - 400.000 đồng. Trường hợp Quyết định xử phạt ghi nhận hành vi không có đăng ký xe thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Chủ phương tiện không có giấy đăng ký xe nhưng giao cho tài xế điều khiển thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ khoản 10 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm n khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ gì?
- Đăng ký xe;
- Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của luật này;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của luật này;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới"
Trên đây là hướng dẫn của Công ty luật ACC về thủ tục cấp giấy lưu hành xe ngân hàng để đảm bảo lưu thông của phương tiện đang thế chấp. Trong những thủ tục này, khó khăn lớn nhất của khách hàng là quá trình làm việc với ngân hàng đối việc ký kết Hợp đồng tín dụng và cung cấp giấy tờ hợp lệ. Nếu có bất kỳ khó khăn, vướng mắc nào, quý khách hãy liên hệ để được hỗ trợ và sử dụng dịch vụ của ACC Group.
Nội dung bài viết:
Bình luận