Giấy kiểm định bằng Tiếng anh cập nhật mới nhất

Trong cuộc sống thường ngày chúng ta thường nghe nhiều đến thuật ngữ “Giấy Kiểm định” đặc biệt là trong hoạt động sản xuất, mua bán, xuất – nhập khẩu hàng hóa để nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ kiểm định là gì và có khá nhiều người thắc mắc Giấy kiểm định tiếng Anh là gì bởi nhu cầu sử dụng tiếng Anh trong quá trình làm việc với các đối tác nước ngoài. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp Giấy kiểm định bằng Tiếng anh cập nhật mới nhất.

1. Khái niệm

Theo Quy định về giấy chứng nhận kiểm định của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường và cơ sở được uỷ quyền kiểm định nhà nước (Ban hành kèm theo Quyết định số 107-TĐC/QĐ ngày 20-7-1991 của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng), Giấy chứng nhận kiểm định là giấy chứng nhận của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường hoặc cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước (gọi chung là cơ quan kiểm định) cấp cho chuẩn hoặc phương tiện đo sau khi đã được kiểm định và đạt yêu cầu theo quy định.

Có hai loại giấy chứng nhận kiểm định:

  • Loại 1: Giấy chứng nhận kiểm định cấp cho phương tiện đo dùng làm chuẩn;
  • Loại 2: giấy chứng nhận kiểm định cấp cho phương tiện đo công tác.

Giấy Kiểm định Bằng Tiếng Anh Cập Nhật Mới Nhất

Giấy kiểm định bằng Tiếng anh cập nhật mới nhất

2. Hình thức, nội dung và cách ghi Giấy chứng nhận kiểm định

2.1. Hình thức, nội dung của giấy chứng nhận kiểm định

  • Giấy chứng nhận kiểm định được in trên nền giấy trắng, cứng, khổ giấy A5 (14 x 210) mm.
  • Giấy chứng nhận kiểm định có 2 mặt. Nội dung, hình thức trình bày và kích thước của mặt trước quy định ở hình 1a và 2a và mặt sau quy định ở hình 1b và 2b (phụ lục 1, phụ lục 2 Quy định về giấy chứng nhận kiểm định của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường và cơ sở được uỷ quyền kiểm định nhà nước (Ban hành kèm theo Quyết định số 107-TĐC/QĐ ngày 20-7-1991 của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng)).

2.2. Hướng dẫn cách ghi giấy chứng nhận kiểm định

Số giấy chứng nhận kiểm định được ghi bắt đầu bằng một chữ cái in hoa theo thứ tự A, B, C... Chữ cái này để chỉ một nhóm giấy chứng nhận được giao cho một bộ phận nào đó của cơ quan kiểm định. Tiếp theo là số thứ tự của giấy chứng nhận bắt đầu từ 01, 02... Sau số thứ tự là hai chữ số cuối cùng chỉ năm cấp giấy chứng nhận kiểm định. Giữa ký hiệu nhóm giấy, số thứ tự và năm được ngăn cách bằng một dấu nhóm. Ví dụ: A.01.90, B.01.90…
Phần "đặc trưng kỹ thuật" ghi tóm tắt các đặc trưng chính về đo lường của chuẩn hoặc phương tiện đo như cấp, hạng chính xác, sai số, phạm vi đo, giá trị độ chia, độ nhạy…
Phần 'kết luận" Có thể ghi một trong những nội dung sau đây:

  • Đối với chuẩn: "Đạt độ chính xác của chuẩn hạng...; được phép sử dụng".
  • Đối với phương tiện đo công tác: "Đạt cấp chính xác...; được phép sử dụng".

Phần "kết quả kiểm định" ghi những kết quả kiểm định cần thông báo theo quy định trong các quy trình kiểm định hoặc hoặc các văn bản pháp quy đo lường tương ứng khác. Phần này cũng có thể ghi những kết quả khác theo yêu cầu của người sử dụng.
Những nội dung ghi vào giấy chứng nhận kiểm định phải được đánh máy hoặc viết rõ ràng, sạch , đẹp, không viết tắt, không tẩy xoá. Phải trình bày tên hoặc ký hiệu đơn vị, các giá trị đại lượng và giá trị sai số theo đúng quy định trong các TCVN về đơn vị, về cách trình bày kết quả đo.
Thủ tục ký tên và đóng dấu:

  • Kiểm định viên trực tiếp kiểm định phải ký tên và ghi rõ tên vào phần dành cho kiểm định viên.
  • Người soát lại phải ký tên, rõ họ tên và chức danh vào phần dành cho người soát lại sau khi đã có chữ ký của kiểm định viên. Người soát lại có thể là trưởng, phó phòng, tổ trưởng chuyên môn... hoặc là cán bộ chuyên môn được thủ trưởng cơ quan kiểm định chỉ định.
  • Thủ trưởng hoặc người được uỷ nhiệm ký vào phần dành cho thủ trưởng cơ quan kiểm định. Người ký phải ghi rõ họ tên, chức danh. Thủ trưởng hoặc người được uỷ nhiệm chỉ ký sau khi đã có đầy đủ chữ ký của kiểm định viên và người soát lại. Dấu đóng ở đây là dấu hành chính của cơ quan kiểm định.

3. Trách nhiệm đối với giấy chứng nhận kiểm định

  • Kiểm định viên được trực tiếp kiểm định phải chịu trách nhiệm về những nội dung ghi trong giấy chứng nhận kiểm định.
  • Người soát lại giấy chứng nhận kiểm định liên đới chịu trách nhiệm như kiểm định viên cấp giấy chứng nhận kiểm định.
  • Thủ trưởng cơ quan kiểm định hoặc người được uỷ nhiệm ký vào giấy chứng nhận kiểm định phải chịu trách nhiệm chung về những nội dung ghi trong giấy chứng nhận kiểm định.

4. Giấy kiểm định bằng Tiếng anh

Kiểm định tiếng anh là “Inspection”

Giấy chứng nhận kiểm định tiếng anh là “Certificate of Inspection”

5. Các câu hỏi thường gặp

5.1. Giấy chứng nhận kiểm định là gì?

Theo Quy định về giấy chứng nhận kiểm định của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường và cơ sở được uỷ quyền kiểm định nhà nước (Ban hành kèm theo Quyết định số 107-TĐC/QĐ ngày 20-7-1991 của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng), Giấy chứng nhận kiểm định là giấy chứng nhận của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường hoặc cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước (gọi chung là cơ quan kiểm định) cấp cho chuẩn hoặc phương tiện đo sau khi đã được kiểm định và đạt yêu cầu theo quy định.

5.2. Giấy chứng nhận kiểm định tiếng anh là gì?

Giấy chứng nhận kiểm định tiếng anh là “Certificate of Inspection”

 

Bài viết trên đây đã cung cấp cho các Quý bạn đọc hiểu hơn về Giấy kiểm định. Giấy chứng nhận kiểm định tiếng anh là “Certificate of Inspection”. Nếu quý bạn đọc còn thắc mắc về Giấy kiểm định, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo