Đất thổ cư là loại đất đắt giá nhất thị trường bất động sản cho tới thời điểm bây giờ. Chính vì lí do đó mà người có quyền sử dụng đất đua nhau xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ các loại đất lên đất thổ cư rất nhiều. Vậy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cư được cấp theo trình tự thủ tục như thế nào mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?
Mời bạn đọc bấm vào đây để tham khảo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?
2. Đất thổ cư là gì?
Theo pháp luật đất đai thì không có loại đất nào có tên gọi là đất thổ cư.
Đất thổ cư là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ đất ở, gồm đất ở tại nông thôn (ký hiệu là ONT), đất ở tại đô thị (ký hiệu là OĐT). Hay nói cách khác, đất thổ cư không phải là loại đất theo quy định của pháp luật đất đai mà đây là cách thường gọi của người dân.
Căn cứ khoản 1 Điều 125 Luật Đất đai 2013, đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng là loại đất được sử dụng đất ổn định lâu dài (không xác định thời hạn sử dụng chứ không phải là sử dụng vĩnh viễn).
Đất thổ cư gồm 2 loại đó là đất thổ cư nông thôn và đất thổ cư đô thị.
- Đất thổ cư nông thôn
Căn cứ Điều 143 Luật Đất đai 2013, đất thổ cư nông thôn (OTN) là loại đất do xã quản lý nằm tại khu vực nông thôn. Lưu ý, với đất nằm trong khu đô thị đang quy hoạch để lên thành phố thì không còn được gọi là đất ở nông thôn.
Đất ở nông thôn được ưu tiên để cấp phép cho việc xây dựng vườn, ao và mang những đặc điểm sau:
- Có ranh giới địa chính nằm ở nông thôn và do xã quản lý.
- Có chính sách thuế cũng như quy hoạch riêng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 143 Luật Đất đai 2013 đất thổ cư nông thôn được phân thành các loại như sau:
- Đất để xây dựng nhà ở, đất ở do hộ gia đình, xây dựng các công trình phục vụ đời sống;
- Vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn.
- Đất thổ cư đô thị
Căn cứ Điều 144 Luật Đất đai 2013, đất thổ cư đô thị (ODT) là loại đất dùng để xây nhà ở, xây dựng công trình đời sống thuộc khu dân cư đô thị. Loại đất này có các chính sách riêng khác trong pháp luật đất đai từ thuế, hạn mức sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng.
Đất thổ cư đô thị mang nhiều đặc điểm giống đất thổ cư bình thường như:
- Được quản lý bởi quận, thành phố, thị xã, khu dân cư quy hoạch của đô thị mới….
- Đất ở tại đô thị sẽ bao gồm:
+ Đất xây dựng công trình phục vụ cuộc sống, xây dựng nhà ở; hoặc
+ Vườn, ao nằm trong cùng một thửa đất thuộc khu đô thị.
3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cư
Hiện nay, trong hệ thống pháp luật về đất đai nói chung và quy định về ghi thông tin trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói riêng không có định nghĩa cụ thể, thống nhất về thuật ngữ “Thổ cư” chỉ là đất ở hay bao gồm cả đất vườn, ao trong khu dân cư. Do vậy, trước đây, trong quá trình thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất, nhiều địa phương đã gộp đất ở với đất vườn, ao và ghi chung là “Thổ cư” mà không xác định rõ diện tích cụ thể của từng loại đất. Do đó, để được cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất thổ cư thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đất theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ gồm:
- Đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu);
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013;
- Chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu (bản chứng thực);
- Trích lục bản đồ địa chính về thửa đất;
- Biên bản xét duyệt cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Biên bản kiểm tra hiện trạng sử dụng đất;
- Thông báo công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện, không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Biên bản kết thúc công khai;
- Tờ trình đề nghị xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường hợp đủ điều kiện;
Bước 2: Nộp hồ sơ
Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thành lập Hội đồng thẩm định có trách nhiệm thẩm tra, xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất.
Sau khi thẩm tra, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân Quận/huyện (Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất).
Bước 3:
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ghi ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện.
- Đối với trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
- Ra thông báo cho người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.
- Trình Ủy ban nhân dân Quận/huyện ra quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bước 4: Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định và nhận Giấy chứng nhận.
Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc
Các loại thuế, lệ phí phải nộp: Theo quy định pháp luật tại địa phương và theo từng hồ sơ.
Trên đây là nội dung bài viết Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cư mà bạn đọc có thể tham khảo. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của quý bạn đọc về các vấn đề liên quan đến pháp lý. Mời bạn đọc tìm đọc thêm các giải đáp mà bên chúng tôi cung cấp tại đây. Trân trọng cảm ơn!
Nội dung bài viết:
Bình luận