Giấy chứng nhận lưu hành cfs (Certificate of free sale) – Giấy chứng nhận lưu hành tự do rất cần thiết trong lưu thông hàng hóa. Giấy chứng nhận này cho phép sản phẩm hàng hóa được sản xuất và lưu hành tự do tại nước xuất khẩu. Tuy nhiên khá nhiều người còn khá bỡ ngỡ khi nghe thấy cụm từ “Giấy chứng nhận lưu hành cfs” cũng như là thủ tục làm Giấy chứng nhận lưu hành cfs. Do vậy, trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC sẽ cung cấp đến quý bạn đọc các thông tin cần thiết về Thủ tục làm Giấy chứng nhận lưu hành cfs. Mời bạn cùng theo dõi nhé!
Thủ tục làm giấy chứng nhận lưu hành cfs
1. Giấy chứng nhận lưu hành cfs là gì?
CFS là chữ viết tắt của Certificate of Free Sale. Giấy phép này do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hoá ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hoá đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu. CFS còn có một số tên gọi khác như CPP, FSC, Giấy phép lưu hành tự do, tuỳ theo sản phẩm mà sẽ do Bộ Y Tế, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT cấp và quản lý.
2. Vì sao cần làm Giấy chứng nhận lưu hành cfs?
- Giấy chứng nhận lưu hành cfs là căn cứ để nước nhập khẩu kiểm tra chất lượng sản phẩm nhập khẩu vào đất nước họ, cùng với đó cũng sẽ tăng mức độ uy tín chất lượng của sản phẩm. Bởi vì một khi đã được cấp Giấy chứng nhận lưu hành cfs nghĩa là sản phẩm đã thông qua kiểm tra đánh giá của các cơ quan chuyện môn của nước xuất khẩu, và điều đó cho thấy sản phẩm đó đã được cấp phép sản xuất buôn bán và tiêu dùng tại nước đó.
- Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, khi đã xin được Giấy chứng nhận lưu hành cfs họ sẽ dễ dàng hơn trong việc lưu hành sản phẩm của họ tại nước bạn, tiết kiệm được thời gian cũng như là các chi phí phát sinh khác.
- Giấy chứng nhận lưu hành cfs là chứng nhận bắt buộc phải có để làm hồ sơ xin cấp giấy phép công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đối với một số sản phẩm nhập khẩu đặc biệt như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, chất phụ gia, hương liệu thực phẩm…
3. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận lưu hành cfs là gì?
- Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu
- Có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành
4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận lưu hành cfs gồm những gì?
Đơn đề nghị cấp CFS (Phụ lục IV Quyết định 10/2010/QĐ-TTg);
Bản sao tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa).
Các giấy tờ khác tùy thuộc vào yêu cầu đặc thù của cơ quan cấp CFS.
5. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lưu hành cfs là?
Bộ Y tế: có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lưu hành cfs cho thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm, nước uống, nước sinh hoạt, nước khoáng thiên nhiên; thuốc lá điếu; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; Thuốc, mỹ phẩm; Trang thiết bị y tế.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý Giấy chứng nhận lưu hành cfs đối với các sản phẩm: Giống cây trồng, giống vật nuôi; nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; gia súc, gia cầm, vật nuôi; Vật tư nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; phân bón; thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; Sản phẩm trong nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển nông sản, lâm sản, thủy sản, muối…được quy định cụ thể tại Thông tư 63/2010/TT-BNNPTNT.
Bộ Công Thương: Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp; Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; Sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác theo quy định của pháp luật; Sản phẩm, hàng hóa khác không thuộc thẩm quyền quản lý của các Bộ, cơ quan.
6. Các câu hỏi thường gặp về Thủ tục làm Giấy chứng nhận lưu hành cfs?
Câu 1: Thời hạn giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận lưu hành cfs trong bao lâu?
05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Câu 2: Giấy chứng nhận lưu hành cfs có giá trị hiệu lực trong bao lâu?
02 năm kể từ ngày cấp
Câu 3: Ý nghĩa của Giấy chứng nhận lưu hành cfs đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước là gì?
Khi đã xin được Giấy chứng nhận lưu hành cfs doanh nghiệp sản xuất sẽ dễ dàng hơn trong việc lưu hành sản phẩm của họ tại nước bạn, tiết kiệm được thời gian cũng như là các chi phí phát sinh khác.
Câu 4: Ý nghĩa của Giấy chứng nhận lưu hành cfs đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu là gì?
- Giấy chứng nhận lưu hành cfs là căn cứ để nước nhập khẩu kiểm tra chất lượng sản phẩm nhập khẩu vào đất nước họ, cùng với đó cũng sẽ tăng mức độ uy tín chất lượng của sản phẩm. Bởi vì một khi đã được cấp Giấy chứng nhận lưu hành cfs nghĩa là sản phẩm đã thông qua kiểm tra đánh giá của các cơ quan chuyện môn của nước xuất khẩu, và điều đó cho thấy sản phẩm đó đã được cấp phép sản xuất buôn bán và tiêu dùng tại nước đó.
- Sản phẩm hàng hóa nhập khẩu phải yêu cầu có Giấy chứng nhận lưu hành cfs để làm cơ sở cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp các giấy chứng nhận khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Giấy chứng nhận lưu hành cfs là chứng nhận bắt buộc phải có để làm hồ sơ xin cấp giấy phép công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đối với một số sản phẩm nhập khẩu đặc biệt như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, chất phụ gia, hương liệu thực phẩm…
Trên đây là các thông tin ACC cung cấp đến quý bạn đọc về Thủ tục làm Giấy chứng nhận lưu hành cfs. Trên thực tế thực hiện có thể phát sinh các vướng mắc bất cập, nếu bạn có thắc mắc gì về Thủ tục làm Giấy chứng nhận lưu hành cfs hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng! Hãy liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận