Giấy chứng nhận kết hôn không có chữ ký có hiệu lực không? (Cập nhật 2023)

Khi các cặp đôi tiến tới hôn nhân thì chỉ tổ chức đám cưới thôi là chưa đủ mà phải được cấp Giấy chứng nhận kết hôn thì họ mới thực sự được pháp luật công nhận là một cặp vợ chồng. Vậy nếu vì một lý do nào đó, trên giấy chứng nhận kết hôn không có chữ ký của người nam và nữ hoặc cả hai thì có hiệu lực hay không? Bài viết dưới đây của ACC sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc về vấn đề này.

Dang Ky Ket Hon Onli

Giấy chứng nhận kết hôn không có chữ ký có hiệu lực không?

1. Giấy chứng nhận kết hôn là gì?

Giấy chứng nhận kết hôn hay còn được gọi là giấy đăng ký kết hôn trước đây còn gọi là Hôn thú hay giấy giá thú là một loại giấy tờ hộ tịch nhân thân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các chủ thể khác công nhận và xác nhận một người có vợ hay có chồng theo quy định của luật pháp về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Để tìm hiểu hơn về mẫu giấy chứng nhận kết hôn các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về mẫu giấy chứng nhận kết hôn nhé

2. Giấy chứng nhận kết hôn gồm những thông tin gì?

Khoản 7 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 nêu rõ:

“Giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn; nội dung Giấy chứng nhận kết hôn bao gồm các thông tin cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.”

Theo đó, căn cứ khoản 2 Điều 17 Luật này, Giấy chứng nhận kết hôn hay còn gọi là giấy đăng ký kết hôn gồm những nội dung sau đây:

- Họ, chữ đệm và tên; ngày tháng năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú); thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân (số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng) của hai bên nam và nữ.

- Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn.

- Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ cùng với xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn cho nam, nữ. Cơ quan có thẩm quyền bao gồm:

+ Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú của một trong hai bên nam nữ là công dân Việt Nam đăng ký kết hôn tại Việt Nam (căn cứ khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch).

+ UBND cấp huyện nơi công dân thường trú hoặc tạm trú hoặc nơi cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam nếu đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài (theo khoản 1 Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014).

Như vậy, đây là toàn bộ các thông tin cần phải có trong giấy đăng ký kết hôn của nam, nữ - bằng chứng chứng minh mối quan hệ vợ chồng hợp pháp của vợ, chồng

3. Giấy chứng nhận kết hôn không có chữ ký có hiệu lực không?

Như đã đề cập ở trên, một trong các mục có trên giấy chứng nhận kết hôn bao gồm chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam nữ. Vậy nếu giấy chứng nhận kết hôn không có chữ ký thì có hiệu lực không?

Để được cấp chứng nhận kết hôn, các bên phải chuẩn bị và nộp Tờ khai đăng ký kết hôn và cùng có mặt tại nơi thực hiện đăng ký kết hôn nêu trên.

Sau khi nhận đủ giấy tờ, nếu thấy nam nữ đủ điều kiện để kết hôn, theo khoản 2 Điều 18 Luật Hộ tịch năm 2014, công chức tư pháp hộ tịch sẽ ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch.

Đồng thời, việc ký sẽ được thực hiện như sau:

- Công chức tư pháp hộ tịch cùng với hai bên nam nữ ký tên vào Sổ hộ tịch.

- Nam, nữ cùng ký tên hoặc điểm chỉ vào Giấy chứng nhận kết hôn.

Sau khi hoàn thành các bước nêu trên, công chức tư pháp, hộ tịch sẽ báo cáo để trao Giấy đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ. Do đó, có thể thấy, việc ký tên vào đăng ký kết hôn là một trong các thủ tục bắt buộc của nam, nữ trước khi được phát Giấy chứng nhận kết hôn.

Như vậy, nếu giấy chứng nhận kết hôn không có chữ ký của hai bên nam, nữ hoặc một trong hai bên nam, nữ thì phải có điểm chỉ của cả hai hoặc một người ký một người điểm chỉ.

Nếu giấy chứng nhận kết hôn vừa không có chữ ký vừa không có điểm chỉ thì việc đăng ký kết hôn đã không thực hiện đúng thủ tục theo quy định của pháp luật. Và căn cứ khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình, nếu việc kết hôn không đăng ký theo quy định thì không có giá trị pháp lý.

Đồng nghĩa, nếu thiếu chữ ký của nam, nữ trong Giấy đăng ký kết hôn thì Giấy này không có giá trị pháp lý và quan hệ vợ chồng giữa nam nữ chưa được pháp luật công nhận.

4. Hệ quả của giấy chứng nhận kết hôn không hợp lệ

Đầu tiên, quan hệ của cặp nam nữ có giấy chứng nhận kết hôn không hợp lệ sẽ chưa được pháp luật công nhận là quan hệ vợ chồng.

Thứ hai, nếu một trong các bên đăng ký kết hôn không thừa nhận quan hệ hôn nhân của mình trước Tòa án - khi ly hôn, do giấy tờ đăng ký kết hôn không hợp lệ và phát sinh tranh chấp tài sản thì UBND cấp xã sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm về việc giải quyết đăng ký kết hôn không đúng luật.

Đối với những trường hợp đăng ký kết hôn vi phạm quy định về trình tự, thủ tục như trên thì tại điểm k, khoản 1, Điều 78 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ đăng ký và quản lý hộ tịch quy định: "Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền ra quyết định thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trái quy định". Trong đó có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

Trên đây là giải đáp của ACC cho câu hỏi giấy chứng nhận kết hôn không có chữ ký có hợp lệ không. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau: Website: accgroup.vn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (325 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo