Mẫu giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm

Giao dịch bảo đảm là Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản theo đó bên bảo đảm cam kết với bên nhận bảo đảm về việc dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm ghi vào Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm. Vậy Mẫu giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm có nội dung gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu bài viết dưới đây.

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
….., ngày ….. tháng ….. năm ……
ĐƠN YÊU CẦU ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM, HỢP ĐỒNG, THÔNG BÁO VIỆC KÊ BIÊN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16/02/2011 của Bộ Tư pháp)

Kính gửi: Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại ………………………………  

PHẦN GHI CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ
Số đơn:

Thời điểm tiếp nhận đơn:…giờ….phút, ngày… /…/….

Cán bộ tiếp nhận (ký và ghi rõ họ, tên):

 

1.    Thông tin chung

1.1. Loại hình đăng ký:

 Ο Giao dịch bảo đảm  Ο Hợp đồng  Ο Văn bản thông báo việc kê biên

1.2. Người yêu cầu đăng ký:

 Ο Bên bảo đảm  Ο Bên nhận bảo đảm  O Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản
 O Chấp hành viên O Người được ủy quyền

1.3. Mã số KHTX (nếu có): ………………………………………………………………………………

1.4. Số biên lai/Số tài khoản/Số thẻ ghi nợ: ……………………………………………………

1.5. Nhận kết quả đăng ký: O Trực tiếp tại cơ quan đăng ký
  O Qua đường bưu điện (ghi tên và địa chỉ người nhận):
……………………………………………………………………..
  O Phương thức khác (sau khi thỏa thuận với cơ quan đăng ký): ………………………………………………………………….....

1.6. O Yêu cầu cơ quan đăng ký cấp Giấy chứng nhận kết quả đăng ký (*)

1.7. O Yêu cầu cung cấp thông tin có xác nhận của cơ quan đăng ký (*)

1.8. Người để cơ quan đăng ký liên hệ khi cần thiết trong quá trình giải quyết đơn (*):

Họ và tên:……………………… Số điện thoại: …………………Thư điện tử: …………………

2. Bên bảo đảm

Tên đầy đủ (viết chữ IN HOA) : ………………………………………………………………………

Mã số KHTX (nếu có) ……………………………………………………………………………………..

Địa chỉ ………………………………………………………………………………………………………………

O CMND O Hộ chiếu O Số Thẻ thường trú O Mã số thuế

Số …………………………….do ………………………………… cấp ngày ……./……./………

O Quy mô của bên bảo đảm (*)

……………………………………………………………………………………………………………………………

3. Bên nhận bảo đảm

Tên đầy đủ (viết chữ IN HOA) : …………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………...........

Mã số KHTX (nếu có) ………………………….……………………………………………………………...

Địa chỉ ………………………….………………………………………………………………………………………

O CMND O Hộ chiếu O Số Thẻ thường trú O Mã số thuế

Số ………………………………………….do ………………………………… cấp ngày ……./……./………

4.  Mô tả tài sản bảo đảm

4.1. Áp dụng đối với mọi tài sản bảo đảm, bao gồm cả phương tiện giao thông cơ giới (nếu không mô tả theo số khung của phương tiện)

…………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………

4.2. Mô tả tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông cơ giới theo số khung của phương tiện (nếu kê khai tại điểm này thì không kê khai tại điểm 4.1):

TT Loại phương tiện giao thông cơ giới (*) Nhãn hiệu Số khung
(Ghi đầy đủ các số và chữ cái)
Ghi chú
         

 

 

 

 

5. Giao dịch bảo đảm, hợp đồng

Số ………………………………………..ký ngày ….. tháng ….. năm ………

6. Kèm theo đơn yêu cầu gồm có:

Phụ lục số 01                             gồm …………. trang

Phụ lục số 02                              gồm …………. trang

Phụ lục số 03                               gồm …………. trang

Văn bản ủy quyền                           

Giao dịch bảo đảm, hợp đồng                

Chứng từ nộp lệ phí đăng ký, phí yêu cầu cung cấp thông tin 

Người thực hiện đăng ký kiểm tra

O

O

O

O

O

O

7. Người yêu cầu đăng ký cam đoan những thông tin được kê khai trong đơn này là trung thực, phù hợp với thỏa thuận của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, hợp đồng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin đã kê khai.

 

BÊN BẢO ĐẢM
(HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN)
Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có)
BÊN NHẬN BẢO ĐẢM
(HOẶC TỔ TRƯỞNG TỔ QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN; NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN)
Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có)

Khái niệm giao dịch đảm bảo là gì ?

Giao dịch bảo đảm là Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản theo đó bên bảo đảm cam kết với bên nhận bảo đảm về việc dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm ghi vào Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm.

Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm là sổ chuyên dùng để đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc sổ có một phần dành để đăng ký giao dịch bảo đảm.

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự 

Việc bảo đảm nghĩa vụ dân sự luôn gắn với trách nhiệm dân sự về tiền, tài sản và việc trả nợ, nên trong nhiều trường hợp còn được gọi là bảo đảm nghĩa vụ tài chính, bảo đảm nghĩa vụ tài sản hay bảo đảm nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng.

Hợp đồng là một chế định pháp lý quan trọng và phổ biến nhất để mọi chủ thể thực hiện các hoạt động dân sự, kinh doanh, thương mại, hành chính. Vì vây, Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ gọi là “hợp đồng”, thay vì “hợp đồng dân sự’ như trước đây.

Các biện pháp bảo đảm hợp đồng tuy chỉ là hợp đồng phụ, nhưng trong nhiều trường hợp lại đóng vai trò quan trọng hơn cả hợp đồng chính. Chẳng hạn, nếu như một hợp đồng cho vay bị vô hiệu thì hậu quả pháp lý xấu nhất chỉ là không được quyền thu tiền lãi (vẫn có quyền thu hồi đủ số tiền gốc), nhưng nếu như một hợp đồng bảo đảm tiền vay bị vô hiệu thì bên cho vay có nguy cơ không thu hồi được cả nợ gốc và lãi.

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định chủ yếu trong Bộ luật Dân sự1, đồng thời cũng được đề cập trong hàng chục đạo luật khác như Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Đất đai , Luật Doanh nghiệp , Luật Hàng không dân dụng Việt Nam , Luật Lâm nghiệp , Luật Nhà ở , Luật Thủy sản , ngoài ra còn được quy định trong nhiều văn bản dưới luật.

Năm 2021 pháp luật quy định, “trường hợp pháp luật về đất đai, nhà ở, đầu tư, doanh nghiệp, chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, tài nguyên thiên nhiên, thủy sản, lâm nghiệp, hàng không, hàng hải, sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ hoặc lĩnh vực khác có quy định đặc thù về tài sản bảo đảm, xác lập, thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc xử lý tài sản bảo đảm thì áp dụng quy định đặc thù đó” – theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 về “Áp dụng pháp luật và thỏa thuận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”, Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ “Quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”.

Biện pháp bảo đảm được áp dụng một cách rất rộng rãi, phổ biến

Trước đó, các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng nói chung lần đầu tiên được quy định trong Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật Dân sự .

Biện pháp bảo đảm được áp dụng một cách rất rộng rãi, phổ biến trong việc bảo đảm các điều kiện đầu tư kinh doanh và mọi giao dịch dân sự (như cho vay, dịch vụ, đại lý, đầu tư, đấu giá, gia công, giao đất, gửi giữ, khai khoáng, mua bán, nợ thuế, tạm nhập tái xuất, thuê mượn, vận chuyển, xây dựng, xuất khẩu lao động, V.V.); trống đó chủ yếu là việc bảo đảm thực hiện hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh doanh thương mại (Riêng cụm từ “giao dịch bảo đảm” lần đầu tiên xuất hiện trong Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về “Giao dịch bảo đảm”  và các hợp đồng khác.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, có 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp và cầm giữ tài sản. Trong đó có 7 biện pháp được gọi là giao dịch bảo đảm; trừ 2 biện pháp cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu thì chỉ là biện pháp bảo đảm, chứ không phải là giao dịch bảo đảm. Bảo lưu quyền sở hữu đã xuất hiện ỏ trong cả hai Bộ luật Dân sự năm , còn cầm giữ tài sản cũng đã xuất hiện trong Bộ luật Dân sự năm , nhưng lại đều không được coi là biện pháp bảo đảm theo quy định của hai Bộ luật này.

Như vậy, các biện pháp bảo đảm gần như trùng với các giao dịch bảo đảm theo quy định của hai Bộ luật Dân sự , nhưng là khác nhau theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Bộ luật Dân sự năm 1995 có 53 đỉều quy định về biện pháp bảo đảm (từ Điều 324 đến Điều 376) và 70 điều của 2 Nghị định hướng dẫn (chưa kể 39 điều hướng dẫn riêng cho các tổ chức tín dụng). Bộ luật Dân sự năm cũ có 70 điều quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (từ Điều 318 đến Điều 387) và 128 điều của 2 Nghị định hướng dẫn (Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về “Giao dịch bảo đảm” (đã hết hiệu lực); Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày10/3/2000 của Chính phủ về “Đăng ký giao dịch bảo đảm” (sửa đổi, bổ sung theo Nghị đỉnh số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, đã hết hiệu lực); Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về “Bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng” (đã hết hiệu lực) và Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về “Giao dịch bảo đảm” (sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 và Nghị định số ll/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012, đã hết hiệu lực); Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 về “Đăng ký giao dịch bảo đảm” (sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012, đã hết hiệu lực). Bộ luật Dân sự năm 2015 có 59 điều về quy định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (từ Điều 292 đến Điều 350), giảm 11 điều so với Bộ luật Dân sự năm 2005 do nhiều quy định được chuyển sang các phần quy định chung về tài sản và giao dịch, có 132 điều của 2 Nghị định hướng dẫn (Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về ‘Dăng ký biện pháp bảo đảm” và Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ “Quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”).

Mặc dù các biện pháp bảo đảm nói chung, giao dịch bảo đảm nói riêng, đã được quy định trong cả 3 Bộ luật Dân sự 1995, 2005, 2015, với những nội dung ngày càng chi tiết, cụ thể hơn, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc và chưa hợp lý.Nhìn chung, hệ thống các quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm hiện nay còn khá tản mạn, chồng chéo, phức tạp, mâu thuẫn, khó cho việc theo dõi và thực hiện. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho cả việc quản lý và thực thi pháp luật về biện pháp bảo đảm.

Trên đây, ACC đã giúp bạn tìm hiểu về Mẫu giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có câu hỏi thắc mắc xin vui lòng liên hệ website của Công ty Luật ACC để được giải đáp nhé.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo