Nếu bạn đã biết về giao thông đô thị vậy bạn đã viết giao thông đô thị là gì và giao thông đô thị có vai trò như thế nào. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài dưới đây về giao thông đô thị là gì?
Giao thông đô thị là gì
1. Giao thông đô thị là gì
Hệ thống giao thông đô thị : là hệ thống quan trọng nhất trong các loại hạ tầng kỹ thuật đô thị.Hệ thống giao thông bao gồm hai thành phần chính:
Mạng lưới giao thông: bao gồm mạng lưới đường giao thông trong đô thị, các tuyến sông rạch cho giao thông thủy, hệ thống nhà ga, cảng….hệ thống bãi đậu xe, bến bãi hàng hoá, bến xe.
Nhu cầu giao thông: đối tượng chính là hành khách hay hàng hoá được x vận chuyển trên các phương tiện giao thông
2. Các loại hình giao thông đô thị
Các loại hình giao thông đô thị các loại hình giao thông đô thị bao gồm:
Giao thông đường bộ: oto buýt, oto điện, xe con, xe tải..
Giao thông đương sắt: tàu điện, tàu điện trên cao, tàu đi ện ngầm
Giao thông đường thủy: tàu thủy, canô, thuyền..
Giao thông đường hành không: máy bay
3. Cấu trúc của hệ thống giao thông đô thị
Thứ nhất là hệ thống giao thông, hệ thống giao thông gồm:
Giao thông động là bộ phận của hệ thống giao thông vận tải đô thị phục vụ hoạt động của phương tiện và hành khách trong thời gian dịch chuyển bao gồm mạng với đường, nút giao thông, cầu vượt, hầm vượt,....
Giao thông tĩnh giờ bộ phận của hệ thống giao thông vận tải đô thị phục vụ phương tiện và hành khách trong thời gian hoạt động hay tạm dừng như chờ đợi, nghỉ ngơi, bảo dưỡng, sửa chữa ...
Thứ hai là hệ thống vận tải: hệ thống vận tải là tập hợp các phương thức và phương tiện vận tải khác để vận chuyển hàng hóa, hành khách và chuyên dụng trong thành phố, các phương thức vận tải bao gồm:
Vận tải hành khách
Vận tải hàng hóa
Vận tải chuyên dụng
Hiện nay, ở các đô thị của các nước đang phát triển nói chung, các phương tiện giao thông sử dụng trong đô thị hết sức đa dạng và phức tạp. Hiện nay, các phương tiện chủ yếu trong giao thông đô thị được chia làm hai loại đó là:
phương tiện giao thông cá nhân : Ô tô, xe máy, xe đạp, các loại xe thu số khác
Phương tiện giao thông công cộng như: xe bus, taxi
4. Các loại giao thông đô thị
Hiện nay, dựa vào tính chất của mối quan hệ giữa giao thông và đô thị mà người ta chia giao thông đô thị thành hai loại là:
Giao thông đối nội : giao thông đối nội là sự liên hệ giữa các khu vực trong đô thị, hay giao thông trong nội bộ đô thị mà người ta còn gọi là giao thông đô thị. Giao thông trong đồ thị phụ thuộc vào mật độ dân cư, tốc độ tăng trưởng kinh tế, mật độ đường đô thị và chất lượng lòng đường vỉa hè, trình độ quản lý vậy thức của người dân.
Giao thông đối ngoại : Là sự liên hệ giữa các khu vực, các vùng trong cùng một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau. Hệ thống trục đường hướng tâm càng mở rộng càng làm tăng số lượng các phương tiện từ ngoại thành vào nội thành.
5. Chức năng của giao thông đô thị
Có thể thấy giao thông đô thị gồm một hệ thống các loại đường xá và các phương tiện vận chuyển hàng hóa hành khách nên giao thông đô thị sẽ có khá nhiều chức năng, cụ thể như sau:
Thứ nhất là đảm bảo Cho sự vận chuyển hàng hóa và hành khách được thực hiện, vận chuyển hành khách đi lại hằng ngày nơi làm việc hoặc đến các địa điểm cần thiết trong đô thị hoặc ngược lại.
Giao thông đô thị đảm bảo sự vận chuyển các đầu vào cũng như đầu ra của các công ty, doanh nghiệp từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ sản phẩm.
Giao thông đô thị là một bộ phận hết sức quan trọng trong thiết kế quy hoạch đô thị, cụ thể là giao thông đô thị quyết định hình thái tổ chức không gian đô thị, phát triển đô thị, cơ cấu tổ chức sử dụng đất đai và mối quan hệ giữa các bộ phận với nhau.
Giao thông đô thị phản ánh trình độ phát triển của đô thị đó từ đó làm động lực cho sự phát triển kinh tế của đô thị và cả vùng.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về giao thông đô thị là gì. Nếu còn thắc mắc hay câu hỏi nào khác, hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận