Giáo dục đào tạo là gì? (cập nhật 2024)

Chắc hẳn cụm từ giáo dục và đào tạo không còn gì xa lạ đối với chúng ta. Bởi vì ta có thể thường xuyên được nghe thấy, bắt gặp trên những bìa sách giáo khoa và một số bìa sách khác. Tuy nhiên, phổ biến là thế nhưng không phải ai cũng hiểu được bản chất của giáo dục và đào tạo. Do đó, bài viết này sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc về giáo dục và đào tạo là gì? (cập nhật 2022).

Giáo Dục Và đào Tạo

Giáo dục đào tạo là gì? (cập nhật 2022)

1. Giáo dục đào tạo là gì? 

Theo Từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Đà Nẵng thì: “giáo dục đào tạo là hoạt động tác động có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người để họ dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra”.

Theo Từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Khoa học xã hội: “giáo dục đào tạo là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra”.

Theo Tân Từ điển – Nhà xuất bản Khai Trí: “giáo dục đào tạo là hoạt động dạy dỗ để phát triển khả năng thể chất, tri thức và đạo lý” [62, 592] và “Đào tạo là quá trình nung nấu, gây dựng nên”.

Theo Giáo trình Thống kê xã hội – Nhà xuất bản Thống kê: “giáo dục đào tạo là một ngành hoạt động xã hội nhằm nâng cao dân trí, tạo nguồn lao động có kỹ năng thích hợp và tạo nhân tài cho đất nước".

Qua các khái niệm trên, giáo dục đào tạo được hiểu trên các khía cạnh: Là hoạt động của xã hội, không phải của riêng ngành giáo dục đào tạo ; giáo dục đào tạo là cơ sở tạo ra nguồn lao động có chất lượng, phát hiện nhân tài và tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng của mình. Hoạt động giáo dục đào tạo bao gồm giáo dục mẫu giáo, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, trên đại học và dạy nghề. Trong tất cả các hoạt động trên trường học là nơi đảm nhận vai trò quan trọng và giáo viên là khâu chủ đạo.

– Khái niệm giáo dục đào tạo trong quân đội:

Giáo dục đào tạo trong quân đội được hiểu là một hoạt động của lực lượng vũ trang nhằm tạo nguồn cán bộ có phẩm chất và năng lực phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Cụ thể:

+ Đó là một hoạt động của lực lượng vũ trang và là hoạt động rất quan trọng, nó quyết định chất lượng đội ngũ sỹ quan.

+ Môi trường giáo dục đào tạo trong quân đội là nhà trường quân đội được cấu thành bởi các lực lượng cơ bản là người dạy, người quản lý, người học và cơ sở vật chất kỹ thuật.

+ Hệ thống giáo dục đào tạo trong quân đội bao gồm các trường quân sự tỉnh, thành phố, các trường quân sự quân khu, quân đoàn, các trường cao đẳng, trung học và dạy nghề, các trường sỹ quan và các học viện.

+ Sản phẩm của hệ thống giáo dục đào tạo trong quân đội là sỹ quan có phẩm chất và năng lực phù hợp với các chuyên ngành đào tạo.

Vai trò:

– Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại.

– Là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH.

– Là điều kiện để phát huy nguồn lực con người.

* Giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu có nhiệm vụ:

+ Nâng cao dân trí: Quyết định sự thành bại của đất nước

+ Đào tạo nhân lực: Đội ngũ người lao động, đội ngũ chuyên gia, đội ngũ nhà quản lý

+ Bồi dưỡng nhân tài: Thoát khỏi tình trạng kém phát triển, phát huy nguồn lực quốc gia

Như vậy, giáo dục và đào tạo nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao.

2. Chính sách giáo dục và đào tạo ở Việt Nam

Chính sách giáo dục của Việt Nam trong bối cảnh đầu năm 2006 phải hướng đến mục tiêu tạo ra được những chuyển biến cơ bản để không tụt hậu so với các nước trên Thế giới và trong khu vực.

– Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạch đồng bộ.

– Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

– Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên.

– Mở rộng quy mô dạy nghề và trung học chuyên nghiệp, đảm bảo tốc độ tăng nhanh hơn đào tạo đại học, cao đẳng. Quy mô tuyển sinh dạy nghề dài hạn tăng khoảng 17%/năm và trung học chuyên nghiệp tăng 15%/năm.

– Phát triển rộng khắp và nâng cao chất lượng các trung tâm giáo dục cộng đồng.

– Tích cực triển khai các hình thức giáo dục từ xa.

– Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo, rà soát sắp xếp lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

– Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

– Đổi mới tổ chức và hoạt động, đề cao và đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường, nhất là các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

– Nối tiếp những tư tưởng đó, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định đường lối, cụ thể:

+ Khoản 1 – Điều 61: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

+ Khoản 2 – Điều 61: Nhà trường ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý”.

3. Một số câu hỏi thường gặp

Giáo dục và đào tạo có khác nhau không?

Giáo dục và đào tạo là khác nhau, cụ thể:

+ Giáo dục: học lý thuyết trong lớp học hoặc bất kỳ tổ chức nào là giáo dục.

+ Đào tạo: quá trình khắc sâu các kỹ năng cụ thể ở một người là đào tạo.

Vai trò của giáo dục và đào tạo?

Vai trò của giáo dục đối với xã hội được thể hiện ở 4 khía cạnh chính, bao gồm:

+ Nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc.

+ Cung cấp nguồn nhân lực có trình độ.

+ Bảo vệ thể chế chính trị của đất nước.

+ Bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ lao động.

Hệ giáo dục phổ thông ở Việt Nam hiện nay?

Bao gồm 3 cấp học và 12 lớp học:

+ Cấp tiểu học: Từ lớp 1 đến lớp 5.

+ Cấp trung học cơ sở: từ lớp 6 đến lớp 9.

+ Cấp trung học phổ thông: từ lớp10 đến lớp 12. 

Giáo dục phổ thông có bắt buộc không?

Hiện nay, pháp luật chỉ quy định giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc, luật không áp đặt phải giáo dục phổ thông là giáo dục bắt buộc.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Giáo dục đào tạo là gì? (cập nhật 2022) mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo