Giao dịch qua trung gian có sự tham gia của người thứ ba. Việc thiết lập quan hệ mua bán, thoả thuận các điều kiện mua bán, phương thức mua bán và thanh toán đều phải qua người thứ ba trung gian. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Giao dịch trung gian tiếng Anh là gì?
Giao dịch trung gian tiếng Anh là gì?
1. Giao dịch trung gian là gì?
Giao dịch trung gian nghĩa là các giao dịch được thực hiện thông qua một bên thứ 3 uy tín để đảm bảo an toàn, tính minh bạch cho tài sản và chứng thực các giao dịch nếu có xảy ra các tranh chấp hay các vấn đề liên quan. Thông thường các giao dịch trung gian trước đây đều được thực hiện thông qua những người có uy tín trong cộng đồng.
Giao dịch trung gian thanh toán tiếng anh là Payment intermediary, nghĩa là việc thực hiện thanh toán qua một bên trung gian. Bên trung gian này thông thường là các cơ quan có thẩm quyền như ngân hàng hoặc các bên được ngân hàng nhà nước cấp phép. Việc thực hiện thanh toán các giao dịch thông qua một bên thứ 3 sẽ đảm bảo tính minh bạch, an toàn và tính xác thực của giao dịch thanh toán.
2. Giao dịch trung gian tiếng Anh là gì?
Giao dịch trung gian tiếng Anh là gì? Intermediate transaction
3. Các hình thức giao dịch trung gian thanh toán
Về cơ bản, các hình thức giao dịch trung gian thanh toán được chia làm 3 loại:
- Giao dịch trung gian thanh toán thông qua người có uy tín: Đây có thể được coi là khởi nguồn của việc thực hiện giao dịch trung gian thanh toán. Khi công nghệ chưa phát triển, để đảm bảo tính minh bạch của giao dịch như một bản hợp đồng, người ta thường trao đổi và thông qua một người có uy tín để làm chứng thực. Người trung gian này thường là người đứng đầu của một cộng đồng và được cộng đồng ủy thác, tin tưởng. Người này sẽ nhận được khoản phí để thực hiện chứng thực các giao dịch trực tiếp
- Giao dịch trung gian thanh toán thông qua các đơn vị, tổ chức có thẩm quyền: Khi xã hội phát triển hơn, các đơn vị và tổ chức có thẩm quyền ra đời và hỗ trợ giải quyết các giao dịch. Điển hình có thể kể đến như ngân hàng nhà nước, ủy ban nhân dân,…Đây thường là nơi trực tiếp xử lý, chứng thực các giao dịch, hợp đồng.
- Giao dịch trung gian thanh toán thông qua các giải pháp công nghệ được cung cấp bởi các đơn vị trung gian thanh toán: Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, các công ty cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán được ngân hàng nhà nước cấp phép ra đời. Các đơn vị này tạo ra các giải pháp công nghệ để hỗ trợ người bán và người mua thực hiện các giao dịch thanh toán một cách nhanh chóng, an toàn và tiện lợi hơn nhiều lần so với việc thực hiện các giao dịch truyền thống.
4. Các loại người trung gian
Người trung gian phổ biến trên thị trường là người đại lí hoặc người môi giới.
- Đại lí là người được quyền thực hiện một hoặc một số công việc do một hay nhiều người khác, gọi là người uỷ thác, giao cho và nhận thù lao (hoa hồng) của người uỷ thác. Quan hệ giữa người uỷ thác với đại lí là quan hệ hợp đồng đại lí.
Có nhiều loại đại lí khác nhau. Cách chung nhất người ta xếp thành hai loại đại lí:
Loại thứ nhất, những đại lí thông thường là người được phép thay mặt người uỷ thác toàn quyền giải quyết mọi vấn để hoặc làm một phần việc được uỷ thác. Nó bao gồm:
+ Đại lí hoa hồng là người được uỷ thác tiến hành hoạt động với danh nghĩa của người uỷ thác hoặc với danh nghĩa của mình nhưng với chi phí của người uỷ thác. Thù lao dưới dạng hoa hồng theo sự thoả thuận giữa người uỷ thác và người đại lí.
+ Đại lí bao tiêu: Thực chất đây là hình thức đại lí theo kiểu mua đứt, bán đoạn. Thu nhập của họ là chênh lệch giữa giá bán và giá mua.
+ Đại lí gửi bán: Là người đại lí được uỷ thác ra với danh nghĩa của mình và chi phí do người uỷ thác chịu, nhưng hàng hoá do người uỷ thác giao cho để bán hộ từ kho của người đại lí.
Loại thứ hai là đại lí đặc quyền: Là người đại lí duy nhất cho một người uỷ thác để thực hiện một hành vi nào đó tại một khu vực và trong một thời gian do hợp đồng qui định.
- Môi giới là người trung gian giao tiếp giữa người mua và người bán. Người môi giới là người nắm được thông tin đầy đủ cả vể người mua và người bán. Trên cơ sở các thông tin nhận được về cả hai phía họ tiến hành chắp nối giữa người mua và người bán.
Họ đóng vai trò tích cực trong việc dàn xếp giữa người mua và người bán. Khi tiến hành nghiệp vụ, người môi giới hàng mang danh người uỷ thác, không chiếm hữu hàng hoá, không chịu trách nhiệm cá nhân trước những người uỷ thác về việc khách hàng không thực hiện hợp đồng.
Người môi giới cũng có thể chỉ quan hệ với một phía người bán hoặc người mua dưới dạng chỉ dẫn, cung cấp thông tin về phía đối tác. Họ chỉ ra cơ hội để đương sự tiến hành hoạt động kinh doanh.
5. Đặc điểm của giao dịch trung gian
- Bản chất của giao dịch trung gian là một hoạt động thương mại. Chủ thể của giao dịch trung gian được bên thuê trao quyền tham gia vào việc xác lập và thực hiện các giao dịch với bên thứ 2 để đem lại các lợi ích cho bên thuê và nhận được hoa hồng.
- Chủ thể tham gia vào giao dịch trung gian có tư cách pháp lý độc lập và tự do với bên thứ 2.
- Hoạt động giao dịch trung gian tồn tại song song với 2 nhóm quan hệ : quan hệ giữ bên thuê và bên trung gian thực hiện dịch vụ, quan hệ giữ bên thuê, bên tham gia vào giao dịch trung gian, bên thứ 2. Các giao dịch giữa các chủ thể này hoạt động trên hình thức hợp đồng.
6. Cách giao dịch trung gian an toàn
Để cho quá trình giao dịch trung gian được an toàn, bạn nên chú ý một số chi tiết sau:
- Cần xác định và đảm bảo rằng người trung gian (bên thứ 3) có uy tín, không gian lận.
- Quá trình giao dịch được thước hiện theo thứ tự sau: Bên A chuyển tiền cho C -> C xác nhận -> Bên C chuyển tiền cho B -> Hoàn tất giao dịch.
Trong đó:
- A – bên mua
- B – bên bán
- C- Trung gian
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Giao dịch trung gian tiếng Anh là gì? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận