Giao dịch trung gian là gì?
1. Giao dịch trung gian là gì?
Giao dịch trung gian là trong quá trình GD có sự xuất hiện của bên thứ ba. Việc thiết lập quan hệ mua bán, thoả thuận các điều kiện mua bán, phương thức mua bán và thanh toán đều phải qua người thứ ba trung gian.
Giao dịch trung gian là giao dịch diễn ra dưới sự chứng kiến của một người có sự uy tín cao trong cộng đồng. Người này sẽ đứng giữa 2 chủ thể giao dịch (bên A và bên B) đảm bảo cho giao dịch được thực hiện an toàn, không xảy ra tình trạng gian lận, lừa dối.
2. Các hình thức giao dịch trung gian thanh toán
Về cơ bản, các hình thức giao dịch trung gian thanh toán được chia làm 3 loại:
- Giao dịch trung gian thanh toán thông qua người có uy tín: Đây có thể được coi là khởi nguồn của việc thực hiện giao dịch trung gian thanh toán. Khi công nghệ chưa phát triển, để đảm bảo tính minh bạch của giao dịch như một bản hợp đồng, người ta thường trao đổi và thông qua một người có uy tín để làm chứng thực. Người trung gian này thường là người đứng đầu của một cộng đồng và được cộng đồng ủy thác, tin tưởng. Người này sẽ nhận được khoản phí để thực hiện chứng thực các giao dịch trực tiếp
- Giao dịch trung gian thanh toán thông qua các đơn vị, tổ chức có thẩm quyền: Khi xã hội phát triển hơn, các đơn vị và tổ chức có thẩm quyền ra đời và hỗ trợ giải quyết các giao dịch. Điển hình có thể kể đến như ngân hàng nhà nước, ủy ban nhân dân,…Đây thường là nơi trực tiếp xử lý, chứng thực các giao dịch, hợp đồng.
- Giao dịch trung gian thanh toán thông qua các giải pháp công nghệ được cung cấp bởi các đơn vị trung gian thanh toán: Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, các công ty cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán được ngân hàng nhà nước cấp phép ra đời. Các đơn vị này tạo ra các giải pháp công nghệ để hỗ trợ người bán và người mua thực hiện các giao dịch thanh toán một cách nhanh chóng, an toàn và tiện lợi hơn nhiều lần so với việc thực hiện các giao dịch truyền thống.
3. Tại sao cần đến giao dịch trung gian?
Ngày nay, khi công nghệ hiện đại phát triển với tốc độ nhanh đến chóng mặt thì con người cũng theo đó bắt đầu chuyển từ thói quen trong các hoạt động và đáng chú ý nhất là các giao dịch mua bán. Vậy công nghệ đã giúp hình thành nên hình thức giao dịch mới nào? Câu trả lời ở đây chính là hình thức mua bán và trao đổi hàng hóa online.
Từ những ngày đầu tiên hình thành, mua hàng online còn gặp khá nhiều sự khó khăn, lạ lẫm và cho đến hiện tại, trước sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee, của Tiki,… đã tạo nên được sự thay đổi vô cùng lớn trong thói quen mua hàng của đối tượng người tiêu dùng. Những đơn vị, những sàn giao dịch thương mại điện tử này giống như một địa điểm đáng tin cậy, giúp kết nối mối quan hệ vững chắc giữa người mua và người bán.
Ưu điểm của việc mua bán hàng hóa qua mạng nhiều đến mức không thể kể hết. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh hay là laptop có kết nối Internet thì người tiêu dùng đã có thể thoải mái lựa chọn và mua được hầu hết những thứ mình yêu thích.
4. Quy trình giao dịch trung gian
Giao dịch trung gian được tiền hành theo quy trình như sau:
- Chọn một người trung gian uy tín, có sức ảnh hưởng, đủ điều kiện để 2 bên tin tưởng lẫn nhau.
- Bên mua sẽ chuyển tiền cho bên trung gian.
- Bên trung gian có nhiệm vụ xác nhận quá trình giao dịch.
- Bên bán chuyển nhượng cho bên mua, nếu bên mua kiểm tra và thấy hài lòng thì bên trung gian sẽ chuyển tiền cho bên bán.
- Hoàn thanh giao dịch.
5. Giao dịch trung gian có thuận lợi và khó khăn gì?
Người trung gian có sự am hiểu đối với thị trường, sự am hiểu nhất định đối với những quy định của pháp luật, của tập quán buôn bán, thủ tục của quá trình mua bán tại địa phương thì sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, hạn chế được rủi ro xuống mức thấp nhất.
Người ủy thác sẽ không cần phải bỏ ra sự đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, giảm bớt được các khoản chi phí trung gian nhờ vào hệ thống có sẵn của trung gian.
Nhược điểm tồn tại ở đây là công ty sẽ không có được sự liên hệ trực tiếp đối với khách hàng của mình và đối với thị trường nên tốc độ phản ứng sẽ chậm khi đứng trước sự cạnh tranh. Vốn thường sẽ bị chiếm dụng, lợi nhuận cùng theo đó mà bị san sẻ, bị yêu sách khi mà các nhà đại lý, trung gian bán được hàng hóa.
6. Những đơn vị trung gian thanh toán uy tín tại Việt Nam
Để có thể trở thành một đơn vị trung gian thanh toán hợp pháp là cần phải được cấp phép của ngân hàng nhà nước cho các hoạt động thanh toán trung gian. Ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều các đơn vị trung gian thanh toán cung cấp những giải pháp về công nghệ cho hoạt động thanh toán được ngân hàng nhà nước cấp phép. Tuy nhiên, mỗi đơn vị lại mang đến cho người dùng những giải pháp về công nghệ khác nhau, giải quyết các nhu cầu giao dịch trung gian thanh toán khác nhau. Có thể kể đến những đơn vị uy tín như:
- Ứng dụng Momo – Công ty hàng đầu về ví điện tử cho người tiêu dùng cá nhân
- ZaloPay – Nền tảng kết hợp giữa mạng xã hội và thanh toán online
- Viettel Money – Cung cấp những dịch vụ thanh toán cả trực tuyến lẫn trực tiếp.
- VNPay – Phổ biến với hình thức thanh toán bằng mã Qr code…
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Giao dịch trung gian là gì? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận