Giao dịch T0 trong chứng khoán phái sinh

Chứng khoán T0 hay giao dịch chứng khoán T0 là thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong giao dịch chứng khoán. Vậy thế nào là Giao dịch T0 trong chứng khoán phái sinh? Hãy cùng ACC tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!

Giao dịch T+0 là gì ? Giao dịch chứng khoán T+0 khi nào áp dụng?

1. Thế nào là Giao dịch T0 trong chứng khoán phái sinh

Giao dịch chứng khoán T0 còn được gọi là giao dịch chứng khoán trong ngày. Hay còn gọi là thanh toán ngay trong ngày giao dịch. Trong tiếng Anh thì được gọi là Daytrading. Với cơ chế giao dịch trong ngày, nhà đầu tư có thể mua và bán cùng một loại chứng khoán nhiều lần trong cùng ngày. Những chỉ với mục đích đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận. Hoặc để hạn chế rủi ro do giá chứng khoán biến động theo chiều hướng đi xuống so với thời điểm mua vào.

Khi thực hiện giao dịch trong ngày, vào cuối ngày, tất cả vị thế nắm giữ chứng khoán của nhà đầu tư sẽ được đối trừ (offset) với nhau. Không phát sinh nghĩa vụ thanh toán chứng khoán. Nhà đầu tư chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán bằng tiền trong trường hợp bị lỗ hoặc được nhận tiền trong trường hợp lãi.

Tuy nhiên về bản chất, giao dịch chứng khoán T0 chỉ là sự đối trừ về nghĩa vụ mua và bán chứng khoán cùng loại. Bởi vậy, giao dịch T0 sẽ khác hoàn toàn với quy định về thời gian thanh toán giao dịch. Điển hình như những quy định áp dụng với nhiều thị trường như T1 (thanh toán giao dịch vào ngày sau ngày giao dịch). Hay kể cả với T2 (thanh toán giao dịch vào ngày thứ 2 sau ngày giao dịch).

Để hiểu rõ hơn về T0 bạn có thể nhìn vào bảng biểu dưới đây.

T T0 T1 T2 T3
 (Transaction)Ngày giao dịch diễn ra Ngày giao dịch trong ngày Thanh toán sau 1 ngày so với ngày giao dịch Thanh toán sau 2 ngày so với ngày giao dịch Thanh toán sau 3 ngày so với ngày giao dịch

2. Giao dịch T0 khác gì so với T1, T2,…?

Ttrong chứng khoán, giao dịch T+0 có sự khác nhau giữa giao dịch chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh. Theo đó, giao dịch T+0 trong chứng khoán cơ sở mới là ghi nhận giao dịch. Ngày thanh toán có thể là T+1, T+2 hoặc T+3. Còn trong chứng khoán phái sinh giao dịch T+0 ghi nhận giao dịch. Và nhà đầu tư có thể mua bán liên tục trong ngày.

Sự khác biệt này xuất phát từ chính hàng hóa của hai thị trường này: Hàng hóa của chứng khoán cơ sở là hàng hoá giao dịch, các loại cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư còn chứng khoán phái sinh. Tất cả là các sản phẩm hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn hay hợp đồng kỳ hạn được thiết kế dựa trên các hàng hoá thị trường cơ sở.

Đặc điểm của giao dịch chứng khoán T+0:

  • Kỹ thuật giao dịch phức tạp, có tính rủi ro cao
  • Thích hợp với các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
  • Đối với các nhà đầu tư cá nhân, giao dịch trong ngày chỉ được áp dụng kèm theo các điều kiện nhất định.

3. Phân biệt giao dịch T 0 và T 1, T 2, T 3 trong chứng khoán

Trong chứng khoán, các thuật ngữ giao dịch T 1, T 2, T 3 và T 0 rất phổ biến, đề cập đến ngày thanh toán của các giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, giữa các giao dịch này đều có sự khác nhau cơ bản mà những người mới chơi chứng khoán cần nắm rõ.

Tiêu chí Giao dịch T 0 Giao dịch T 1, T 2, T 3
Khái niệm Là giao dịch mà nhà đầu tư vừa được mua và bán chứng khoán trong cùng ngày Là giao dịch mà sau 1, 2 hoặc 3 ngày sau ngày giao dịch thì việc thanh toán hoặc chuyển tiền và chuyển quyền sở hữu chứng khoán mới được diễn ra.
Đặc điểm Nhà đầu tư được mua bán liên tục trong ngày. Các thanh toán diễn ra ra trong ngày Các thanh toán diễn ra sau ngày giao dịch 1, 2 hoặc 3 ngày. Theo đó:– T 1: Nếu giao dịch xảy ra vào thứ Hai, việc thanh toán phải diễn ra vào thứ Ba.

– T 2: Nếu giao dịch diễn ra vào thứ Hai, việc thanh toán phải diễn ra vào thứ Tư

– T 3: Một giao dịch xảy ra vào thứ Hai thì phải được thanh toán vào thứ Năm (nếu không có ngày nghỉ lễ nào xảy ra giữa những ngày này)

4. Giao dịch chứng khoán T 0 có lợi thật không?

Với luật chứng khoán trước đây thì việc bạn có thể thanh toán được phải đợi sau 2 ngày so với ngày tiến hành giao dịch. Như vậy có có nghĩa là khi bạn mua chứng khoán thì phải đến 2 ngày sau mới có thể bán được chứng khoán, đó là chưa kể ngày chứng khoán về tài khoản của bạn. Bởi vậy mọi người cần tìm hiểu thêm thông tin về bán khống chứng khoán.

Đối với quy định về giao dịch chứng khoán trong ngày này có lợi cho nhà đầu tư hơn so với luật về T 2:

  • Giúp cho nhà đầu tư có thể bán hoặc mua chứng khoán kịp thời với giá mong muốn, bởi giá chứng khoán sau mỗi phiên giao dịch đều có sự biến động tăng giảm
  • Giúp cho việc đầu tư lướt sóng chứng khoán được nhanh chóng, đơn giản hơn
  • Tăng tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán
  • T 0 giúp thu hút được lượng lớn các nhà đầu tư tham gia khiến vòng quay giao dịch tăng lên nhiều lần và thanh khoản sẽ tăng mạnh
  • Như vậy về bề nổi chúng ta thấy T 0 và bán khống giúp thúc đẩy thị trường chứng khoán trong việc thanh khoản đồng thời thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường hơn. Tuy nhiên, cũng không hoàn toàn như vậy, đó là bạn đang nhìn bề nổi thôi.

Nói chính xác thì T 0 đang dọn đường cho bán khống chứng khoán mà thôi, nhìn vào mọi người có thể hình dung lệnh này như việc vay mượn chứng khoán, cầm cố chứng khoán vậy sau đó bán đi với dự đoán giá sẽ giảm và trong tương lai nhà đầu tư phải mua lại để hoàn trả đủ số lượng đã vay mượn. Như vậy có lợi nhất vẫn là công ty chứng khoán mà thôi thông qua các chi phí dịch vụ, lãi margin.

Trên đây là các thông tin về Giao dịch T0 trong chứng khoán phái sinh mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo