Phân biệt giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và tương đối như thế nào? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau nhé!
1. Các trường hợp giao dịch dân sự sẽ bị vô hiệu
Bên cạnh việc quy định về điều kiện có hiệu lực của pháp luật; thì pháp luật cũng hướng dẫn về các trường hợp sẽ bị vô hiệu khi thuộc 1 trong 7 trường hợp sau:
- Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
- Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
- Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
- Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức; và làm chủ được hành vi của mình
- Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
- Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
- Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Giao dịch dân sự có thể bị vô hiệu từng phần hoặc toàn phần. Khi đó, vô hiệu một phần của giao dịch dân sự bị vô hiệu; nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của những nội dung khác trong giao dịch dân sự. Lúc này, Một khi hợp đồng bị vô hiệu nghĩa là quyền và lợi ích của các bên bị ảnh hưởng lúc này; để đảm bảo quyền lợi cho cá bên, các hướng dẫn xử lý hợp đồng vô hiệu được quy định tại Nghị định 44/2013/Nđ-CP.
2. Pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu
Hợp đồng vô hiệu là những hợp đồng không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định nên không có giá trị pháp lý, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Hợp đồng vô hiệu có thể vô hiệu tuyệt đối hoặc tương đối:
- Một giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu tuyệt đối trong các trường hợp sau: a) Khi vi phạm vào các điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức của xã hội; b) Khi giao dịch được xác lập một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác; c) Khi hình thức của giao dịch không tuân thủ theo các quy định bắt buộc của pháp luật; d) Khi giao dịch của pháp nhân xác lập vượt ra ngoài lĩnh vực hoạt động được cho phép, đăng ký;
- Giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu tương đối trong các trường hợp: a) Khi giao dịch được xác lập bởi người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người mất năng lực hành vi dân sự; c) Khi giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn; d) Khi một bên chủ thể tham gia xác lập giao dịch do bị lừa dối, đe doạ; e) Khi người xác lập giao dịch không nhận thức được hành vi của mình.
Sự phân loại nêu trên có cơ sở dựa vào một số đặc điểm khác biệt chung thể hiện bản chất của hai khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối.
3. Phân biệt giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và tương đối
Sự khác biệt về trình tự vô hiệu của giao dịch
Giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối thì mặc nhiên bị coi là vô hiệu. Còn đối với các giao dịch vô hiệu tương đối thì không mặc nhiên vô hiệu mà chỉ trở nên vô hiệu khi hội tụ đủ những điều kiện nhất định: a) Khi có đơn yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan; b) Theo quyết định của Toà án.
Đây là sự khác biệt quan trọng nhất, được coi là tiêu chí hàng đầu để phân loại một giao dịch vô hiệu thuộc trường hợp vô hiệu tuyệt đối hay vô hiệu tương đối khi nghiên cứu nội dung các văn bản quy phạm pháp luật. Một số tài liệu pháp lý đã dựa vào chính sự khác biệt này; nhằm xây dựng nên khái niệm vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối.
Sự khác biệt về hiệu lực pháp lý của giao dịch
Giao dịch dân sự thuộc trường hợp vô hiệu tuyệt đối không có hiệu lực pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ các bên, thậm chí ngay cả trong trường hợp khi các bên đã tiến hành thực hiện các hành vi theo nội dung cam kết.
Còn giao dịch dân sự thuộc trường hợp vô hiệu tương đối thì được coi là có hiệu lực pháp lý cho đến khi nào bị tuyên bố vô hiệu. Khẳng định này thoạt tiên có thể bị coi là trái với quy định của pháp luật khi khoản 1 Điều 146 BLDS quy định rằng giao dịch dân sự vô hiệu (cả tuyệt đối lẫn tương đối) không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên từ thời điểm xác lập.
Sự khác biệt về bản chất quyết định của Toà án
Trong cả hai trường hợp thì Toà án đều có thể ra quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu. Thế nhưng bản chất của hai loại quyết định này có sự khác biệt cơ bản.
Giao dịch dân sự thuộc trường hợp vô hiệu tuyệt đối bị coi là vô hiệu không phụ thuộc vào quyết định của Toà án. Hay nói cách khác, nó bị vô hiệu ngay cả khi không có quyết định của Toà án. Chính bởi vậy quyết định của Toà án (nếu có) đối với giao dịch vô hiệu tuyệt đối không mang tính chất phán xử mà đơn thuần chỉ là một trong những hình thức công nhận sự vô hiệu của giao dịch dựa trên các cơ sở luật định mà thôi.
Nội dung bài viết:
Bình luận