Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu về giám sát y tế là gì qua bài viết dưới đây nhé!
1. Giám sát là gì?
Giám sát là sự theo dõi, quan sát hoạt động mang tính chủ động thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực để buộc và hướng các hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát đi đúng quỹ đạo, quy chế nhằm đạt được mục đích, hiệu quả từ trước đảm bảo cho pháp luật được tuân theo nghiêm chỉnh.
Trong các hoạt động của xã hội, có thể hiểu giám sát là khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan tư pháp, các tổ chức xã hội và mọi công dân nhằm đảm bảo sự tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp (khoản 3 Điều 2 Hiến pháp 2013). Vì vậy trong cơ chế hoạt động của mình, các cơ quan nhà nước ngoài việc phải thường xuyên tự kiểm tra hoạt động của mình còn phải chịu sự giám sát, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan khác trong, ngoài hệ thống và sự giám sát của nhân dân. Do đó, phần tiếp theo sẽ là phân biệt giữa giám sát, thanh tra và kiểm tra.
Giám sát y tế là gì?
2. Giám sát y tế là gì?
Trong thời gian hiện nay, tình trạng dịch bệnh Covid 19 bùng phát, lây lan diện rộng, do đó cần phải cách ly người bệnh F0 tại nhà sau khi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu tại khu cách ly tập trung hoặc các bệnh viện dã chiến (thời gian cách ly điều trị, kết quả xét nghiệm, nồng độ virus) cũng như điều kiện cơ sở vật chất cách ly tại nhà.
Người bệnh tuy có thể có kết quả xét nghiệm âm tính hoặc có chỉ số nồng độ virus thấp, khả năng lây lan không cao nhưng vẫn cần phải tuân thủ các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.
Ngành y tế địa phương sẽ có các đội theo dõi sức khỏe hàng ngày và đảm bảo việc cách ly được thực hiện theo quy trình, đảm bảo an toàn cho đối tượng cách ly, người nhà và cán bộ y tế.
Nhà có người đang thực hiện cách ly sẽ được dán thông báo
3. Câu hỏi liên quan
Các điều người bệnh cần thực hiện khi giám sát y tế tại nhà
Dưới đây là điều mà người bệnh cần làm khi thực hiện giám sát y tế tại nhà:
- Không được ra khỏi nhà trong suốt thời gian giám sát y tế.
- Xét nghiệm của người bệnh đã âm tính hoặc có chỉ số nồng độ virus thấp nên khả năng lây cho những người trong gia đình không cao. Tuy nhiên để đảm bảo không lây nhiễm cho người trong gia đình, người bệnh phải tuyệt đối thực hiện: giữ khoảng cách trên 2m, mang khẩu trang và tấm che giọt bắn nếu cần thiết phải tiếp xúc trực tiếp với người nhà.
Nếu trong phòng chỉ có một mình, người bệnh không cần thiết phải mang khẩu trang thường xuyên.
Tình trạng bệnh của người bệnh đã ổn định nhưng người bệnh vẫn phải tự theo dõi sức khỏe của mình.
Tự theo dõi nhiệt độ mỗi ngày, nếu có lo lắng và bất thường thì liên lạc với nhân viên y tế.
Ngành y tế địa phương tổ chức theo dõi sức khỏe hàng ngày của người cách ly tại nhà
- Để tăng sức đề kháng nhằm giúp bệnh mau khỏi cần: Uống đủ nước, ngủ đủ giấc, ăn đủ chất, vận động tập thể dục điều độ tại phòng.
- Bảo đảm vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt: Ăn sạch uống sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhà vệ sinh phải luôn sạch sẽ, luôn mang khẩu trang khi đi vệ sinh, rửa tay sạch sau đi vệ sinh.
- Phòng ở phải thông thoáng, thường xuyên làm vệ sinh bề mặt xung quanh nơi người bệnh ở.
- Nhân viên y tế sẽ liên hệ với người bệnh để làm xét nghiệm lại và quyết định khi nào được kết thúc thời gian giám sát y tế tại nhà.
- Khi cần tư vấn chăm sóc sức khỏe cho bản thân hoặc người thân trong gia đình, gọi tổng đài 1022 hoặc 115 để được hỗ trợ.
- Khi cần được hướng dẫn các thủ tục cách ly, hoặc hướng dẫn lấy mẫu xét nghiệm, cần tìm hiểu số điện thoại liên hệ các Trung tâm Y tế quận huyện nơi cư trú.
Điều kiện để được giám sát y tế tại nhà là gì?
Có 2 trường hợp F0 được chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà:
Trường hợp 1: Những F0 không triệu chứng lâm sàng đang chăm sóc, điều trị tại các cơ sở y tế đủ điều kiện xuất viện vào ngày thứ 7 được tiếp tục theo dõi, giám sát y tế tại nhà, nơi lưu trú trong 14 ngày tiếp tục.
Trường hợp 2: Những F0 mới được phát hiện tại cộng đồng, không triệu chứng lâm sàng, không yếu tố nguy cơ (không có bệnh nền hoặc có bệnh nền đã điều trị ổn định, không béo phì) thì được cách ly tại nhà trong 14 ngày.
Những hoạt động sau giám sát là gì?
- Phân tích thông tin thu được qua giám sát.
- Đánh giá.
- Viết báo cáo giám sát, thông báo cho các cơ quan liên quan về kết quả của giám sát.
- Lập kế hoạch hỗ trợ, tìm cách hỗ trợ, giúp đỡ cơ sở giải quyết khó khăn (đã phát hiện qua giám sát) để hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ.
- Gửi báo cáo thông tin tới nơi cần thiết: Lãnh đạo, cơ sở/ cấp dưới, cấp trên (nếu cần).
Trên đây là một số thông tin chi tiết về giám sát y tế là gì. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận