Giám sát thi công xây dựng là gì?

Giám sát xây dựng hay còn gọi là giám sát thi công công trình xây dựng là hoạt động được luật hóa và ghi nhận trong Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn. Giám sát xây dựng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm đảm bảo chất lượng về quá trình và kết quả thi công công trình. Vậy Giám sát thi công xây dựng là gì, hãy cùng tham khảo bài viết của công ty Luật ACC nhé:

Giám sát công trình xây dựng là gì?

1. Giám sát thi công xây dựng là gì?

Giám sát thi công công trình là hoạt động theo dõi quá trình thi công tại công trường, đảm bảo chất lượng, khối lượng tuân theo thiết kế được duyệt, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành cũng như các vấn đề về tiến độ xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

Luật xây dựng năm 2014 quy định: Công trình xây dựng phải được giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công.

Đối với việc xây dựng nhà ở riêng lẻ, Nhà nước khuyến khích thực hiện giám sát thi công.

Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu sau:

- Thực hiện trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình xây dựng;

- Giám sát thi công công trình đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng;

- Trung thực, khách quan, không vụ lợi.

Nhà thầu giám sát thi công xây dựng được lựa chọn phải có đề xuất về giải pháp giám sát và quy trình kiểm soát chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, quy trình kiểm tra và nghiệm thu, biện pháp quản lý hồ sơ tài liệu trong quá trình giám sát và nội dung cần thiết khác.

2. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc giám sát thi công xây dựng công trình.

- Quyền của chủ đầu tư

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 121 Luật xây dựng năm 2014, chủ đầu tư có quyền trong việc giám sát thi công xây dựng công trình như sau:

- Tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình;

- Đàm phán, ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình; theo dõi, giám sát và yêu cầu nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;

- Thay đổi hoặc yêu cầu tổ chức tư vấn thay đổi người giám sát trong trường hợp người giám sát không thực hiện đúng quy định;

- Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;

- Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

- Nghĩa vụ của chủ đầu tư

Khoản 2 Điều 121 Luật xây dựng năm 2014 quy định chủ đầu tư có các nghĩa vụ trong việc giám sát thi công xây dựng công trình như sau:

- Lựa chọn tư vấn giám sát có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng để ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình trong trường hợp không tự thực hiện giám sát thi công xây dựng;

- Thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát;

- Xử lý kịp thời những đề xuất của người giám sát;

- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình;

- Lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng công trình;

- Bồi thường thiệt hại khi lựa chọn tư vấn giám sát không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do mình gây ra;

Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

 

3. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trinh

- Quyền của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình:

- Tham gia nghiệm thu, xác nhận công việc, công trình đã hoàn thành thi công xây dựng;

- Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện đúng thiết kế được phê duyệt và hợp đồng thi công xây dựng đã ký kết;

- Bảo lưu ý kiến đối với công việc giám sát do mình đảm nhận;

- Tạm dừng thi công trong trường hợp phát hiện công trình có nguy cơ xảy ra mất an toàn hoặc nhà thầu thi công sai thiết kế và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư để xử lý;

- Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan;

- Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

- Nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình:

- Thực hiện giám sát theo đúng hợp đồng;

- Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng; không phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật và theo yêu cầu của thiết kế công trình;

- Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng;

- Đề xuất với chủ đầu tư những bất hợp lý về thiết kế xây dựng;

- Giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường;

- Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theo tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, nhưng người giám sát không báo cáo với chủ đầu tư hoặc người có thẩm quyền xử lý và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu về Giám sát thi công xây dựng là gì" đầy đủ và chi tiết nhất. Trong quá trình tìm hiểu nếu quý khách còn thắc mắc hay quan tâm đến vấn đề pháp lý liên quan vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Hi vọng với những kiến thức về pháp lý và những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Xin chân thành cảm ơn.

Gmail: [email protected]

Webside: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo