Hộ kinh doanh là một tổ chức kinh doanh có quyền tự do kinh doanh nhưng lại không có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ tài sản. Trong những giai đoạn khó khăn, với tiềm lực tài chính không lớn; đã khiến nhiều hộ kinh doanh phải giải thể. Bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan giải thể hộ kinh doanh cá thể:
1. Giải thể hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh cá thể là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ; chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm; sử dụng không quá mười lao động; không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Hộ kinh doanh không có con dấu, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện; không được thực hiện các quyền mà doanh nghiệp đang có như hoạt động xuất nhập khẩu hay áp dụng Luật phá sản khi kinh doanh thua lỗ.
Giải thể hộ kinh doanh cá thể là không còn tồn tại, làm cho chủ thể không còn đủ điều kiện để hoạt động; giải thể đồng nghĩa với việc ngừng hoạt động.
2. Hoàn thành nghĩa vụ thuế khi giải thể hộ kinh doanh cá thể
- Sau khi nộp hồ sơ khóa mã số thuế, cơ quan thuế sẽ chuyển tình trạng mã số thuế sang trạng thái “NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế” trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế đối với hoạt động kinh doanh.
- Đồng thời cơ quan thuế sẽ kiểm tra chủ hộ kinh doanh đã hoàn thành các nghĩa vụ chưa mới có công văn xác nhận để thực hiện tiếp thủ tục trả giấy phép.
- Hộ kinh doanh chỉ cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế sau:
- Đã nộp đủ các khoản thuế phát sinh trong thời gian hoạt động tính đến thời điểm giải thể hộ kinh doanh như thuế môn bài, thuế khoán.
- Nếu có sử dụng hóa đơn phải làm thông báo hủy hóa đơn, cắt góc hóa đơn, nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
Lưu ý: mã số thuế bị khóa ở đây là mã số thuế cá nhân của chủ hộ kinh doanh. Tuy nhiên mã số thuế này chỉ khóa trong hoạt động hộ kinh doanh; chủ hộ kinh doanh vẫn có thể sử dụng để thực hiện các nghĩa vụ thuế cá nhân của mình.
3. Trả giấy phép kinh doanh khi giải thể hộ kinh doanh cá thể
- Sau khi đã hoàn tất thủ tục khóa mã số thuế bên cơ quan thuế; nhận được văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế; hộ kinh doanh sẽ thực hiện thủ tục trả giấy phép ở Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện.
- Hồ sơ cần nộp gồm:
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh (phụ lục III-25 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp).
- Giấy phép hộ kinh doanh (bản gốc).
- Công văn xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế.
- Sau khi nhận được hồ sơ giải thể hộ kinh doanh cá thể trong thời gian 3 ngày làm việc Ủy ban nhân dân quận; huyện sẽ trả văn bản xác nhận hộ kinh doanh đã trả giấy phép kinh doanh. Đến đây là thủ tục giải thể hộ kinh doanh đã hoàn tất.
4. Hồ sơ xin giải thể hộ kinh doanh cá thể
- Bản thông báo chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh (mẫu đơn xin trả giấy phép kinh doanh)
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
- Xác nhận thanh toán đầy đủ các khoản nợ (gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện) của Chi cục Thuế
- Sau khi kiểm tra đầy đủ tính hợp pháp của hồ sơ; cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; đồng thời thông báo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật; dẫn đến hộ kinh doanh chính thức chấm dứt hoạt động.
5. Quy trình giải thể hộ hộ kinh doanh cá thể
- Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh; hộ kinh doanh phải gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động và nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký, đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện.
6. Không làm thủ tục giải thể hộ kinh doanh cá thể sẽ bị xử phạt
- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi chấm dứt hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không thông báo hoặc không nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo hoặc nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đối với hành vi vi phạm quy định
7. Khách hàng cần cung cấp gì khi giải thể hộ kinh doanh cá thể?
- Giấy tờ tùy thân của chủ kinh doanh: CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân sao y chứng thực không quá 6 tháng và còn hiệu lực của đại diện pháp luật và thành viên góp vốn.
- Các giấy tờ liên quan đến giải thể, huỷ Giấy phép hộ kinh doanh
8. Tại sao nên sử dụng dịch vụ giải thể hộ kinh doanh cá thể của Công ty Luật ACC?
- Với nhiều năm kinh nghiệm và hỗ trợ thành công rất nhiều khách hàng trong lĩnh vực giải thể, Luật ACC tự hào dịch vụ giải thể hộ kinh doanh cá thể là dịch vụ hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng, đảm bảo thành công, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian, chi phí.
- Chúng tôi luôn có một đội ngũ chuyên viên pháp lý, không những giải quyết các vấn đề pháp lý giải thể hộ kinh doanh cá thể mà còn luôn cập nhật những thông tin mới nhất, nhanh chóng, kịp thời. Chúng tôi đảm bảo đứng về phía khách hàng, giải quyết cho khách hàng theo hướng có lợi
- Đặc biệt, trong quá trình thực hiện giải thể hộ kinh doanh cá thể, Luật ACC luôn cam kết bảo mật tuyệt đối thông tin khách hàng. Đồng thời, chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan giúp khách hàng cả khi kết thúc công việc.
Trên đây, Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp một số thông tin về giải thể hộ kinh doanh cá thể. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì về giải thể hộ kinh doanh cá thể hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận