Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài kinh tế 2023

Kinh doanh thương mại luôn là hoạt động thúc đẩy giao thương giúp nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, trong hoạt động thương mại sẽ có những trường hợp xãy ra tranh chấp. Về cơ bản thì có ba phương thức để giải quyết tranh chấp thương mại gồm: Thương lượng; Hòa giải; và giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài kinh tế (trọng tài thương mại). Trong đó, hầu hết các tranh chấp được giải quyết bằng phương thức Trọng tài thương mại. Vậy pháp luật quy định như thế nào về giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại?

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài kinh tế
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài kinh tế

1. Một số khái niệm và ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại?

Một số khái niệm:

  • Tranh chấp thương mại: Là tranh chấp phát sinh do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hợp đồng thương mại.
  • Giải quyết tranh chấp thương mại: là những mâu thuẫn, bất đồng quan điểm về thực hiện hay không thực hiện những quyền và nghĩa vụ xung đột đến lợi ích của các bên kinh doanh thương mại.
  • Trọng tài thương mại: Theo khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 thì Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của pháp luật.

Ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại?

  • Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
  • Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
  • Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
  • Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  • Phán quyết trọng tài là chung thẩm.

2. Điều kiện để được giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại.

  • Hiện nay theo Luật trọng tài thương mại năm 2010 để trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết thì cần các điều kiện sau:

Điều kiện về loại tranh chấp:

  • Điều 2 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sau:
    • Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
    • Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
    • Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Điều kiện về thỏa thuận trọng tài

  • Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định các tranh chấp thương mại chỉ được giải quyết  bằng Trọng tài thương mại nếu các bên có thoả thuận trọng tài theo quy định của pháp luật (Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.)

3. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại:

  • Hiện nay nước ta công nhận cả hai loại hình trọng tài là Trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc. Về cơ bản thì trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài bao gồm:

Khởi kiện và thụ lý đơn khởi kiện:

Đơn khởi kiện gửi Trung tâm Trọng tài gồm có các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
  • Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
  • Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;
  • Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;
  • Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.
  • Kèm theo đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan.

Bị đơn gửi bản tự bảo vệ:

  • Bản tự bảo vệ phải gồm có các nội dung chủ yếu sau đây:
    • Ngày, tháng, năm viết bản tự bảo vệ;
    • Tên và địa chỉ của  bị đơn;
    • Lý lẽ và chứng cứ để tự bảo vệ trong đó bao gồm việc phản bác một phần hoặc toàn bộ nội dung đơn kiện của nguyên đơn. Ngoài nội dung quy định tại điểm này, nếu bị đơn cho rằng vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì có quyền nêu ra trong bản tự bảo vệ.
  • Ngoài ra bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến vụ tranh chấp.
  • Đơn kiện lại của bị đơn phải được gửi cho Trung tâm trọng tài. Đơn kiện lại phải được nộp cùng thời điểm nộp bản tự bảo vệ.

Thành lập hội đồng trọng tài:

  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn phải chọn Trọng tài viên và thông báo cho nguyên đơn biết Trọng tài viên mà mình chọn. Hết thời hạn này, nếu bị đơn không thông báo cho nguyên đơn tên Trọng tài viên mà mình chọn và các bên không có thoả thuận khác về việc chỉ định Trọng tài viên, thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn;
  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được các bên chọn hoặc được Tòa án chỉ định, các Trọng tài viên bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Trong trường hợp không bầu được Chủ tịch Hội đồng trọng tài và các bên không có thoả thuận khác thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài;

Chuẩn bị giải quyết tranh chấp:

Sau khi đã thành lập Hội đồng Trọng tài, các Trọng tài viên được chọn hoặc chỉ định phải thực hiện các công việc cần thiết để giải quyết tranh chấp sau đây:

  • Xem xét các vấn đề về: thỏa thuận trọng tài có vô hiệu hay thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài?
  • Xác minh sự việc: quá trình này làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan đến tranh chấp thương mại
  • Thu thập chứng cứ: Các bên có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Hội đồng trọng tài để chứng minh các sự việc có liên quan đến nội dung đang tranh chấp.
  • Triệu tập người làm chứng: Hội đồng trọng tài có quyền yêu cầu người làm chứng cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến tranh chấp thương mại

Hòa giải:

Trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải cho các bên có tranh chấp:

  • Trường hợp hòa giải thành thì theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định công nhận hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải được các bên và các Trọng tài viên ký. Quyết định công nhận hòa giải thành của Hội đồng Trọng tài là chung thẩm. Hội đồng Trọng tài sẽ đình chỉ tố tụng.
  • Trường hợp Hòa giải không thành thì tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp.

Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp:

  • Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp không công khai. Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng Trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp.
  • Các bên có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp. Các bên có quyền mời nhân chứng, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  • Quyết định trọng tài của Hội đồng Trọng tài được lập theo nguyên tắc đa số, trừ trường hợp vụ tranh chấp do Trọng tài viên duy nhất giải quyết ý kiến của thiểu số được ghi vào biên bản phiên họp.
  • Phán quyết trọng tài được ban hành ngay tại phiên họp hoặc chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng.
  • Phán quyết trọng tài phải được gửi cho các bên ngay sau ngày ban hành. Các bên có quyền yêu cầu Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài vụ việc cấp bản sao phán quyết trọng tài.
  • Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Ra quyết định trọng tài.

Thi hành quyết định của trọng tài thương mại Hà Nội

  • Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài theo quy định, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.
  • Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán quyết được đăng ký theo quy định.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (994 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo