Tranh chấp là vấn đề tồn tại rất phổ biến trong thời đại ngày này. Khi tranh chấp xảy ra, các bên hướng tới việc giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ việc giải quyết tranh chấp như thế nào và có những phương thức giải quyết tranh chấp gì hiện nay. Bài viết sau đây ACC sẽ chia sẻ về giải quyết tranh chấp và bốn phương thức giải quyết tranh chấp hiện nay.

1. Giải quyết tranh chấp là gì?
Tranh chấp là việc phát sinh các mâu thuẫn, xung đột giữa hai bên hoặc nhiều bên về quyền nghĩa vụ trong một vấn đề nào đó. Bao gồm tranh chấp dân sự, tranh chấp thương mại,…
Giải quyết tranh chấp được hiểu là các bên hoặc cơ quan có thẩm quyền tham gia xem xét lại các vấn đề mà các bên gặp phải, đưa ra hướng giải quyết phù hợp đúng với pháp luật.
2. Phương thức giải quyết tranh chấp hiện nay
Hiện nay để giải quyết tranh chấp gồm có 4 phương thức bao gồm: thương lượng; hoà giải; trọng tài và toà án.
Nhìn chung mỗi phương thức đều có ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tuỳ vào nhu cầu và mong muốn của các bên mà sẽ có sự lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên các bên khi ký kết hợp đồng nên thoả thuận về phương thức giải quyết tranh chấp nếu có xảy ra trong tương lai.
3. Thương lượng
Pháp luật hiện nay không quy định về cách thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, cũng không đưa ra định nghĩa, Tuy nhiên có thể hiểu như sau:
Thương lượng trong giải quyết tranh chấp là việc các bên sẽ trao đổi nội bộ, đi tới hướng giải quyết hoà bình và cùng có lợi cho cả hai.
Một ưu điểm rõ nhất đó là thương lượng sẽ dựa trên sự hợp tác của các bên, tránh những xung đột và giúp các bên tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với việc sử dụng phương thức khác.
Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất đó là thương lượng không có ý nghĩa bắt buộc các bên phải tuân thủ mà phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên. Hoặc thậm chí chỉ một bên có ý muốn thương lượng, bên kia không hợp tác. Dẫn đến kết quả thương lượng thất bại, thậm chí đẩy xung đột lớn hơn.
Có thể bạn quan tâm: Phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng (2021)
4. Hoà giải

Đây là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba, có thể là trung tâm hoà giải hoặc bất cứ ai được các bên thoả thuận lựa chọn. Người trung gian sẽ có vai trò thuyết phục, hỗ trợ các bên thống nhất và tìm ra giải pháp giải quyết.
Ngoài ra có thể hoà giải dưới hình thức hoà giải thương mại, lúc này sẽ thực hiện theo thủ tục tại Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
Theo đó Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.
Ưu điểm hoà giải đó là chi phí thấp, hướng giải quyết cân bằng cho cả hai bên do có cơ quan hoà giải, người hoà giải làm bên thứ ba công bằng. Tuy nhiên nhược điểm đó là kết quả hoà giải cũng chỉ mang tính chất khuyến khích các bên thực hiện, chứ không thể bắt buộc.
5. Trọng tài
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài chỉ được áp dụng khi các bên đã thoả thuận với nhau về việc giải quyết bằng trọng tài.
Phương thức này có thể được các bên yêu cầu áp dụng thoả thuận trước khi có tranh chấp xảy ra hoặc sau khi tranh chấp xảy ra.
Nhìn chung giải quyết tại Trung tâm trọng tài có nhiều lợi ích cho các bên bởi lẽ lúc này các bên có thể tự quy định về trình tự thủ tục mà không cần phải theo một khuôn chuẩn như thủ tục tố tụng đối với Toà án. Đồng thời chi phí cho giải quyết trọng tài cũng được đánh giá là hợp lý hơn.
Tuy nhiên phương thức này cũng có nhược điểm, cụ thể phán quyết của trọng tài có thể bị yêu cầu toà án xem xét lại và bị huỷ khi có đơn yêu cầu của một trong các bên.
6. Toà án
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì tranh chấp được giải quyết tại Toà án nhân dân cấp huyện.
Tuy nhiên nếu phát sinh yếu tố nước ngoài thì Toà án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Ưu điểm của việc giải quyết tại Toà án đó là bản án của Toà án phải được cưỡng chế thi hành bằng quyền lực nhà nước. Do đó các bên bắt buộc phải thực hiện theo.
Tuy nhiên bản án có thể bị kháng cáo kháng nghị, dẫn đến kéo dài thủ tục xét xử gây tốn kém các bên.
7. Có nên sử dụng dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp tại ACC không?
ACC là đơn vị đã và đang nhận được sự tín nhiệm của khách hàng về vấn đề giải quyết tranh chấp. Chúng tôi sở hữu đội ngũ luạt sư giỏi, chuyên viên có kinh nghiệm do đó chúng tôi cam kết:
- Tư vấn cho khách hàng phương hướng tốt nhất để giải quyết tranh chấp, đảm bảo hiệu quả và phù hợp.
- Chúng tôi luôn nhiệt tình và quan tâm tới vấn đề của khách hàng.
- Tại ACC vấn đề bảo mật thông tin rất được xem trọng, do đó khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm để chia sẻ với chúng tôi.
- Chúng tôi cam kết không phát sinh thêm bất cứ chi phí nào khác.
Trên đây là toàn bộ nội dung về giải quyết tranh chấp và các phương thức liên quan. Quý vị có nhu cầu có thể liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết.
Nội dung bài viết:
Bình luận