Tai nạn lao động được coi là yếu tố ảnh hưởng lớn tới thu nhập của người lao động trong suốt thời gian điều trị thương tật. Vậy khi xảy ra tai nạn lao động thì cần tiền hành những bước như thế nào để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Sau đây ACC sẽ tư vấn cho các bạn những vấn đề liên quan đến “Thủ tục giải quyết chế độ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp lần đầu” theo quy định của pháp luật
1. Khái niệm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Tai nạn lao động (TNLĐ) là bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc (khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động (NSDLĐ)); trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc (trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý) và bị suy giảm khả năng lao động từ 5 % trở lên.
Bệnhnghề nghiệp là bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ LĐTB XH ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh.
2. Mức hưởng chế độ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp lần đầu
Từ người sử dụng lao động
- Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định:
- Khoản đồng chi trả và các khoản không do BHYT chi trả đối với người tham gia BHYT;
- Phí giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp suy giảm dưới 5%;
- Toàn bộ chi phí y tế đối với người không tham gia BHYT;
- Trả đủ tiền lươngtrong thời gian nghỉ việc điều trị, phục hồi chức năng lao động;
- Bồi thường:
- Ít nhất 1,5 tháng lương nếu suy giảm từ 5% đến 10%; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng lương nếu suy giảm từ 11% đến 80%;
- Ít nhất 30 tháng lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết;
- Sắp xếp công việc phù hợpvới sức khỏe sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc.
Từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Trợ cấp một lần nếu suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%:
- Suy giảm 5% thì hưởng 05 lần mức lương cơ sở là 7.450.000 đồng (Từ 01/7/2020, mức trợ cấp là 8.000.000 đồng)
- Sau đó cứ giảm thêm 1% thì hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.
- Hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH: Từ 01 năm trở xuống được 0,5 tháng, cứ thêm mỗi năm được thêm 0,3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
- Trợ cấp hàng tháng nếu suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên:
- Suy giảm 31% thì hưởng 30% mức lương cơ sở là 447.000 đồng/tháng (Từ 01/7/2020, mức trợ cấp là 480.000 đồng/tháng)
- Sau đó cứ giảm thêm 1% thì hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
- Hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH: Từ 01 năm trở xuống được 0,5%, cứ thêm mỗi năm được thêm 0,3% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
- Trợ cấp phục vụnếu suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù hai mắt, cụt, liệt hai chi hoặc bị tâm thần:
- Mức trợ cấp bằng mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng (Từ 01/7/2020, mức trợ cấp là 1.600.000 đồng)
- Phương tiện trợ giúpsinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình:
- Ngoài các khoản nêu trên, người lao động bị bệnh nghề nghiệp mà tổn thương chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình tùy theo tình trạng bệnh tật.
- Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị:
- Trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe của người lao động không đảm bảo thì được nghỉ dưỡng sức từ 05 đến 10 ngày:
Tối đa 10 ngày nếu suy giảm từ 51% trở lên;
Tối đa 07 ngày nếu suy giảm từ 31% đến 50%;
Tối đa 05 ngày nếu suy giảm từ 15% đến 30%.
-
- Mỗi ngày nghỉ dưỡng sức được hưởng:
25% mức lương cơ sở nếu nghỉ tại gia đình;
40% mức lương cơ sở nếu nghỉ tại cơ sở tập trung
3. Quyền lợi của người được hưởng
Giám định mức suy giảm khả năng lao động
- Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;
- Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.
Giám định tổng hợp khi
- Vừa bị TNLĐ vừa bị bệnh nghề nghiệp
- Bị TNLĐ nhiều lần hoặc bị nhiều bệnh nghề nghiệp.
4. Thời điểm hưởng trợ cấp
- Lúc người lao động điều trị xong và ra viện;
- -Trường hợp bị thương tật hoặc bệnh tật tái phát thị người lao động được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động, thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
5. Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ
- Sổ bảo hiểm xã hội.
- Biên bản hiện trường nơi sảy ra TNLD.
- Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động.
Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
- Sổ bảo hiểm xã hội.
- Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp; trường hợp không điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thay bằng Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp).
6. Thời gian giải quyết
- Đơn vị nộp hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ – BNN trong thời gian 30 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ.
- Thời gian BHXH giải quyết trong vòng 10 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ, nếu không giải quyết phải nêu rõ lý do.
Nội dung bài viết:
Bình luận