Vấn đề giải phóng mặt bằng và chính sách bồi thường khi giải phóng mặt bằng luôn là những vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm từ mọi người. Vậy giải phóng mặt bằng là gì? Trình tự giải phóng mặt bằng được quy định theo pháp luật như thế nào? Một số yếu tố cần quan tâm khi giải phóng mặt bằng là gì? Hãy cùng ACC tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu các nội dung có liên quan bạn nhé. Mời các bạn theo dõi.
1. Giải phóng mặt bằng là gì?
Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần đất nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới.
2. Trình tự giải phóng mặt bằng
Theo quy định trong Luật đất đai 2013 và các văn bản có liên quan, quy trình giải phóng mặt bằng được diễn ra như sau:
Bước 1: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo về việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng cho người có đất thu hồi, giải phóng mặt bằng được nắm rõ thông tin với thời gian như sau:
- Chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp;
- Chậm nhất là 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp.
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng. Trong đó:
- UBND cấp tỉnh có thẩm quyền sẽ tiến hành thu hồi đất nông nghiệp thuộc đất công ích thuộc khu vực xã, thị trấn, tổ chức, cơ sở tôn giáo, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,….
- UBND cấp huyện sẽ có quyền quyết định thu hồi đất thuộc các hộ gia đình, các nhân, cộng đồng dân cư,…
- UBND cấp tỉnh có quyền thu hồi hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện thu hồi diện tích đất có cả tổ chức lẫn hộ gia đình, cá nhân.
Bước 3: Thống kê tất cả các tài sản có trên diện tích đất.
Quá trình kiểm kê, thống kê tài sản có trên đất sẽ do UBND cấp xã cùng phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Lúc này, người sở hữu, sử dụng phải có trách nhiệm phối hợp để công việc thống kê tài sản diễn ra nhanh chóng và thuận lợi nhất.
Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập phương án bồi thường, tái định cư; tổ chức lấy ý kiến người dân và tiến hành việc bồi thường, tái định cư cho người dân theo quy định của pháp luật.
Bước 5: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.
3. Một số yếu tố quan trọng liên quan đến giải phóng mặt bằng
Đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Việc đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân là cơ sở chính xác về mặt pháp lý. Do đó, đây được xem là yếu tố tiên quyết trong việc đảm bảo toàn vẹn lợi ích của người dân trong quá trình giải phóng mặt bằng. Khi đã làm rõ nguồn gốc đất, đo đạc chính xác diện tích đất ở thì việc xác định giá trị tài sản trong việc bồi thường sẽ thuận lợi hơn cho người dân rất nhiều.
Kế hoạch sử dụng đất
Trong quá trình phát triển, tái cơ cấu lại đô thị có một kế hoạch sử dụng đất chi tiết là yếu tố quan trọng góp phần tránh lãng phí quỹ đất. Ngoài ra, việc quy hoạch sử dụng đất hợp lý sẽ giúp nền kinh tế xã hội đi lên.
Các chính sách đất đai
Đất luôn là đối tượng quản lý phức tạp, do nó luôn biến động theo sự phát triển kinh tế. Tại những dự án quy hoạch sử dụng đất thì các chính sách về đất đai luôn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng. Đối với mỗi dự án khác nhau việc áp dụng chính sách về đất đai cũng cần thay đổi sao cho phù hợp với tính chất của dự án đó.
Câu hỏi thường gặp
Giải phóng mặt bằng là gì?
Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần đất nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới.
Cơ quan nào thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư?
Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.
Hồ sơ thẩm tra Khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gồm những gì?
Hồ sơ gồm các tài liệu chủ yếu sau đây:
a) Văn bản đề nghị thẩm tra Khung chính sách;
b) Dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ;
c) Dự thảo Khung chính sách;
d) Quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Giá đất làm căn cứ tính hỗ trợ cho người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước nằm trong phạm vi thu hồi đất phải phá dỡ?
Giá đất làm căn cứ tính hỗ trợ cho người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước nằm trong phạm vi thu hồi đất phải phá dỡ trong trường hợp không có nhà tái định cư để bố trí quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 4 /2014/NĐ-CP là giá đất cụ thể được xác định theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất.
Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về giải phóng mặt bằng là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
- Email: [email protected]
- Hotline: 1900 3330
- Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận