Tìm hiểu về lịch sử của dân tộc là luôn luôn cần thiết, bởi lẽ đã là một người con đất Việt, sinh ra và lớn lên tại mảnh đất hình chữ S, chúng ta cần phải hiểu rõ về cội nguồn, về những năm tháng đấu tranh hào hùng rực rỡ của dân tộc Việt Nam để hiểu thêm về đất nước, về con người nơi đây. Để hiểu rõ hơn, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết Sự ra đời của của giai cấp công nhân Việt Nam với ACC:
Sự ra đời của của giai cấp công nhân Việt Nam
1. Sự ra đời của của giai cấp công nhân Việt Nam
Giai cấp công nhân (GCCN) Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp những năm cuối thế kỷ XIX. Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội phong kiến với hai giai cấp cơ bản là giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân; duy trì nền kinh tế lạc hậu dựa vào sản xuất tiểu nông là chính, cơ sở kinh tế công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển. Sau khi cuộc xâm lăng và bình định đã cơ bản hoàn thành, thực dân Pháp liền bắt tay tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất với quy mô mở rộng ra cả nước. Các nhà máy rượu bia, vải sợi, điện nước, ngành đường sắt, hầm mỏ, đồn điền cao su, cà phê...lần lượt ra đời và cùng với đó đội ngũ những người công nhân Việt Nam đầu tiên được hình thành. Họ là những người nông dân bị tước đoạt hết ruộng đất, những người thợ thủ công bị phá sản buộc phải vào làm việc trong các doanh nghiệp tư bản Pháp. Theo số liệu thống kê trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tổng số công nhân của Việt Nam khoảng trên 10 vạn người, chủ yếu tập trung ở một số thành phố lớn như: Hà Nội, Sài Gòn - Chợ Lớn, Hải Phòng và vùng mỏ Quảng Ninh...
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, để bù đắp những tổn thất, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai với quy mô và tốc độ lớn hơn trước. Chúng tăng cường đầu tư vào các ngành khai khoáng, giao thông vận tải, đồn điền, công nghiệp chế biến, dệt may...nhằm tăng cường vơ vét và bóc lột ở các nước thuộc địa. Thời kỳ này, số lượng công nhân Việt Nam đã phát triển nhanh chóng lên đến trên 22 vạn người vào đầu năm 1929.
Dưới sự áp bức bóc lột hà khắc của thực dân, phong kiến, GCCN Việt Nam đã đoàn kết, tổ chức tập hợp nhau lại đấu tranh đòi quyền lợi, dẫn đến hình thành các Hội Ái hữu, Hội Tương tế trong các nhà máy, xí nghiệp. Cuối năm 1920, người công nhân yêu nước Tôn Đức Thắng đã vận động thành lập Công hội Ba Son ở Sài Gòn, mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc.
2. Đặc điểm nổi bật của giai cấp công nhân Việt Nam
GCCN là giai cấp của những người lao động sản xuất vật chất là chủ yếu có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội.
GCCN là giai cấp đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản, góp phần xóa bỏ chế độ tư hữu, xóa bỏ áp bức bóc lột, giành chính quyền và làm chủ xã hội. GCCN có tinh thần cách mạng triệt để và được xem là “giai cấp dân tộc” – vừa có quan hệ quốc tế, vừa có bản sắc dân tộc và chịu trách nhiệm trước hết với dân tộc mình.
GCCN còn là giai cấp có hệ tư tưởng riêng của giai cấp mình. Hệ tư tưởng đó là chủ nghĩa Mác-Lênin vừa phản ánh sứ mệnh lịch sử của GCCN vừa dẫn dắt giai cấp công nhân trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình nhằm giải phóng xã hội, giải phóng con người.
3. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin thì GCCN được xem là giai cấp tiên tiến, cách mạng nhất. Đây còn là lực lượng xã hội duy nhất có sứ mệnh lịch sử: xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, đồng thời xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng GCCN, nhân dân lao động và giải phóng nhân loại thoát khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu; đi lên xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
Vì không có tư liệu sản xuất nên GCCN buộc bán sức lao động cho nhà tư bản để sống. Do đó, họ bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư họ tạo ra trong thời gian lao động.
Chính vì địa vị kinh tế xã hội của mình đã giúp cho GCCN trở thành giai cấp cách mạng thực hiện sứ mệnh lịch sử, chính là khả năng đoàn kết toàn bộ GCCN, các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc.
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình GCCN phải trải qua hai bước.
Thứ nhất, GCCN biến thành giai cấp thống trị, giành lấy chính quyền nhà nước vào tay mình.
Thứ hai, GCCN dùng sự thống trị của mình từng bước giành lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước từ đó tiến hành tổ chức xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa.
GCCN Việt Nam đã khẳng định được vai trò của mình trong suốt những năm qua, xứng đáng là bộ phận của GCCN thế giới, tiếp tục lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Sự ra đời của của giai cấp công nhân Việt Nam gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận