Nắm rõ giá trị xuất nhập khẩu là một trong những vấn đề được đông đáo quý bạn đọc quan tâm. Bởi lẽ, hiện nay nhu cầu về xuất - nhập khẩu đang tăng cao. Đây là một hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá mà việc thực hiện được diễn ra giữa quốc gia này với quốc gia khác, giữa khu vực này với khu vực khác trên phạm vi toàn thế giới nhằm đem lại lợi ích cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Bài viết dưới đây ACC sẽ cung cấp cho quý bạn đọc Tổng hợp những công thức tính giá trị xuất nhập khẩu.
![tong-hop-nhung-cong-thuc-tinh-gia-tri-xuat-nhap-khau](https://cdn.accgroup.vn/uploads/2024/06/tong-hop-nhung-cong-thuc-tinh-gia-tri-xuat-nhap-khau.jpg)
Tổng hợp những công thức tính giá trị xuất nhập khẩu
1. Giá trị xuất nhập khẩu là gì?
Giá trị xuất nhập khẩu (hay còn gọi là Cán cân xuất nhập khẩu) nghe có vẻ khá phức tạp, tuy nhiên hiểu một cách đơn giản nhất thì đây là mức chệnh lệch của giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu. Cán cân xuất nhập khẩu ghi lại chi tiết về sự thay đổi của các ngành này trong một giai đoạn kinh tế nhất định, theo tháng, quý và năm. Và khi so sánh quan hệ giá trị giữa 2 ngành này, nếu giá trị của hàng hóa xuất khẩu lớn hơn sẽ được gọi là xuất siêu, ngược lại, nếu giá trị hàng hóa của nhập khẩu lớn hơn sẽ gọi là nhập siêu.
Đặc biệt, khi lấy các giá trị xuất khẩu trừ đi giá trị nhập khẩu sẽ cho ra một kết quả về nền kinh tế của vùng hay quốc gia. Nếu mức chênh lệch đó lớn hơn 0 thì cán cân sẽ thặng dư, còn nếu thấp hơn 0 sẽ là thâm hụt. Cán cân xuất nhập khẩu chỉ khi ở mức bằng 0 thì mới cân bằng và đạt trạng thái hiệu quả nhất cho nền kinh tế.
2. Cách tính giá trị xuất nhập khẩu
Cán cân xuất nhập khẩu được tính theo sự chệnh lệch của giá trị xuất khẩu và nhập khẩu. Do đó, công thức để tính cán cân xuất nhập khẩu như sau:
Cán cân xuất nhập khẩu = giá trị hàng xuất khẩu – giá trị hàng nhập khẩu.
Trong đó, giá trị hàng xuất khẩu được hiểu đơn giản là những giá trị hàng hóa, dịch vụ đã xuất bán ra nước ngoài. Còn giá trị nhập khẩu là những giá trị hàng hóa, dịch vụ được nhập về từ nước ngoài để kinh doanh, buôn bán và đem lại lợi nhuận cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
Từ công thức trên, có thể rút ra được những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân xuất nhập khẩu:
- Yếu tố xuất khẩu: Đây được cho là chất xúc tác then chốt có thể làm thay đổi toàn bộ cán cân xuất nhập khẩu từ chính nhu cầu nhập khẩu những loại hàng cũng như những đối tượng có nhu cầu sử dụng các loại hàng hóa đó ngày càng có sự biến đổi.
- Tình hình nhập khẩu: Giống như xuất khẩu, đây được xem là yêu tố có xu hướng biến chuyển mạnh, đây chính là một trong những yếu tố làm cho xu hướng tăng mạnh hơn khi GDP tăng, thậm chí, đôi khi tốc độ tăng trưởng của các hàng hóa nhập khẩu cũng có lúc tăng mạnh hơn GDP. Tình hình nhập khẩu của nước ta cũng sẽ tăng lên theo chiều hướng thay đổi của giá cả hàng hóa xuất khẩu. Trong trường hợp nếu như giá cả của loại hàng hóa trong nước tăng lên nhưng thế giới không có sự thay đổi, hoặc có thể là biến động nhẹ thì kinh ngạch về xuất khẩu cũng vì thế mà tăng lên không ngừng.
- Tỷ giá hối đoái: Đây được xem là nhân tố có khả năng tác động tương đối mạnh mẽ đến sự cân bằng của cán cân xuất nhập khẩu. Có thể nói đây chính là một nhân tố khiến cho cán cân xuất nhập khẩu của một quốc gia biến động lớn. Bởi vì nếu như biến động của tỷ giá của đồng nội tệ thì nó cũng sẽ làm cho các hoạt động của xuất nhập khẩu có sự thay đổi theo.
3. Giá trị xuất nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 2/2024 đạt 47,99 tỷ USD, giảm 26,7%, tương ứng giảm 17,44 tỷ USD so với tháng trước.
Trong đó, trị giá xuất khẩu là 24,69 tỷ USD, giảm 28,5%, tương ứng giảm 9,84 tỷ USD và trị giá nhập khẩu trong tháng là 23,3 tỷ USD, giảm 24,6%, tương ứng giảm 7,59 tỷ USD so với tháng trước.
Lũy kế trong 2 tháng/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 113,43 tỷ USD, tăng 18,1%, tương ứng tăng 17,37 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 59,21 tỷ USD, tăng 19%, tương ứng tăng 9,45 tỷ USD và trị giá nhập khẩu là 54,21 tỷ USD, tăng 17,1%, tương ứng tăng 7,59 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 2/2024 thặng dư 1,38 tỷ USD, qua đó nâng mức thặng dư trong 2 tháng/2024 lên 5 tỷ USD.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 2/2024 đạt 33,57 tỷ USD, giảm 24,6% (tương ứng giảm 10,95 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 2 tháng năm 2024 lên đạt 78,08 tỷ USD, tăng 14,5% (tương ứng tăng 9,88 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 2/2024 là 18,18 tỷ USD, giảm 26,9% so với tháng trước, qua đó nâng trị giá xuất khẩu hàng hóa trong 2 tháng năm 2024 của doanh nghiệp FDI lên 43,04 tỷ USD, tăng 15,3% (tương ứng tăng 5,7 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng tới 72,7% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 2/2024 là 15,39 tỷ USD, giảm 21,7% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu của khối này trong 2 tháng năm 2024 lên 35,03 tỷ USD, tăng 13,5% (tương ứng tăng 4,18 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng 64,6% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Trên đây là nội dung về Tổng hợp những công thức tính giá trị xuất nhập khẩu. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.
CÔNG TY LUẬT ACC
Tư vấn: 1900.3330
Zalo: 084.696.7979
Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn
Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận