Giá Trị Thương Hiệu Là Gì? Cách Nâng Cao Giá Trị Thương Hiệu

Ngày nay thương hiệu đóng một vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng. Việc nâng cao thương hiệu luôn là mục tiêu hướng tới của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Đi kèm với thương hiệu, các doanh nghiệp cũng phải chú trọng tới giá trị của nó. Để có thể tối đa hoá lợi nhuận và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp cần xây dựng giá trị thương hiệu và xem đó là mục tiêu hướng đến. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nội dung Giá trị thương hiệu là gì? Cách để nâng cao giá trị thương hiệu?
Bcacef8d 5d5a 4c3e Abd7 66b3b618d9e3

1. Giá trị thương hiệu là gì?

Giá trị thương hiệu là giá trị tài chính mà khách hàng sẵn sàng bỏ ra khi mua thương hiệu hoặc mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của thương hiệu đó. Hay có thể hiểu, giá trị thương hiệu là thước đo về mức độ chịu chi của khách hàng đối với hàng hoá sản phẩm của một thương hiệu. 
Yếu tố giá trị này là điều quan trọng giúp doanh nghiệp đảm bảo được nguồn lợi nhuận. Đồng thời nó thể hiện ra sự phát triển của thương hiệu, giá trị càng lớn tức là thương hiệu đó đang phát triển.

2. Các yếu tố tạo nên giá trị thương hiệu

Từ khái niệm trên, giá trị thương hiệu được xác định dựa vào hai yếu tố chính: chi phí xây dựng và giá trị thị trường.
2.1. Giá trị thương hiệu dựa trên chi phí xây dựng 
    Đây là một yếu tố cần cân nhắc trước tiên khi tiến hàng xây dựng thương hiệu. Giá trị thương hiệu dựa trên chi phí xây dựng tức là thương hiệu này được định giá dựa trên chi phí. Chi phí đó được xem là chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng nên thương hiệu kể từ khi thành lập. 
    Các khoản chi phí xây dựng giá trị thương hiệu bao gồm:
  • Chi phí khuyến mãi
  • Chi phí cấp phép và đăng ký thương hiệu
  • Chi phí truyền thông, quảng cáo
  • Chi phí cho tổng chiến dịch đã triển khai

    Khi doanh nghiệp định giá yếu tố này, cần phải tiến hành xác định và liệt kê các khoản ngân sách thực tế và các khoản chi thực tế tại thời điểm hiện tại. Phương thức định giá này thường được các doanh nghiệp mới tạo lập thương hiệu sử dụng. Trong trường hợp muốn tái cơ cấu lại thương hiệu, doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc để lựa chọn phương pháp định giá này. 

2.2. Giá trị thương hiệu dựa trên giá trị thị trường

    Phương thức này có nghĩa là giá trị thương hiệu dựa trên giá trị thị trường hiện tại. Nói cách khác, phương thức này đòi hỏi doanh nghiệp, cá nhân phải tìm hiểu và nghiên cứu, phân tích các chi phí, giá trị của các doanh nghiệp đối thủ khác trên thị trường tại thời điểm đó. Sau khi tiến hành đánh giá, đưa ra những dự đoạn, ước tính về giá trị bên trong của thương hiệu.

    Phương thức này chính là việc so sánh doanh nghiệp với doanh nghiệp. 

    Phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải cập nhật thông tin thường xuyên để nắm bắt tin tức trên thị trường, từ đó đưa ra định giá thương hiệu đúng giá trị tại thời điểm đó tránh tình trạng sai lệch thông tin do biến động về giá trên thị trường.

3. Cách để nâng cao giá trị thương hiệu

    Tùy vào mỗi loại hình thương hiệu khác nhau sẽ có hướng xây dựng nâng cao giá trị thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên tông quan nhìn chung sẽ có ba cách cơ bản như sau:

    3.1. Xây dựng sự khác biệt cho thương hiệu

    Sự khác biệt, độc lạ trong thương hiệu luôn là điểm nhấn đối với mỗi thương hiệu. 

    Một thương hiệu mạnh là thương hiệu phải biết làm thế nào để khách hàng lựa chọn thương hiệu của mình thay vì là các lựa chọn khác. Khách hàng thường có xu hướng mua các thương hiệu mà họ cho là có ý nghĩa, khác biệt và nổi bật. 

    Để tạo ra một lợi thế cạnh tranh bền vững, một thương hiệu phải được phân biệt và việc quảng bá phải phản ánh và nâng cao sự khác biệt đó lên. 

    Thương hiệu phát triển mạnh đồng nghĩa với giá trị của thương hiệu đó được nâng cao hơn.

    3.2. Thương hiệu phục vụ lợi ích người tiêu dùng

    Liên tục tìm hiểu, mở rộng và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng là một phương pháp hữu ích để nâng cao giá trị của một thương hiệu. Bằng cách này, một thương hiệu phục vụ lợi ích của người tiêu dùng sẽ trở nên cần thiết và dành được nhiều sự quan tâm từ phía khách hàng, đồng thời tăng cảm xúc và góp phần tăng mức độ hài lòng, sự trung thành của khách hàng. 

    3.3. Mang trải nghiệm thương hiệu đến cho khách hàng

    Nếu trải nghiệm không tương xứng, khách hàng sẽ rời đi. Vì vậy cần phảo nâng cao trải nghiệm của thương hiệu cho khách hàng. Trải nghiệm là yếu tố để biến một khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành đối với thương hiệu. Trải nghiệm từng sản phẩm, từng dịch vụ từ chăm sóc tới thái độ ứng xử, trải nghiệm cách thương hiệu xử lý phản hồi của khách hàng,... 

    Để gia tăng được giá trị thương hiệu một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược cải thiện trải nghiệm của khách hàng thông qua cách tổng hợp những nhận xét, đánh giá của khách hàng trong quá trình họ mua và sử dụng sản phẩm.

    Xác định rõ ràng những điểm cần cải thiện giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa ra được những phương án tối ưu và có hiệu quả, cải thiện đánh giá của khách hàng đối với thương hiệu của doanh nghiệp.

    Một số cách để nâng cao trải nghiệm của khách hàng như:

- Thấu hiểu khách hàng

- Xây dựng chiến lược trải nghiệm cụ thể

- Phản hồi thắc mắc và mọi vấn đề của khách hàng nhanh chóng

- Kết nối cảm xúc giữa thương hiệu với khách hàng

- Có những chính sách ưu đãi cho khách hàng mới và khách hàng thân thiết

 

Như vậy trên đây là những chia sẻ về Giá trị thương hiệu là gì? Cách nâng cao giá trị thương hiệu. Giá trị thương hiệu là việc khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể đánh giá đúng vị trí của mình trên thị trường, và là nền tảng xây dựng chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp cần quảng bá và nâng cao những giá trị cho thương hiệu để có thể nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển thành công hơn trong tương lai.

Mọi thắc mắc Quý bạn đọc hãy liên hệ với Công ty Luật ACC, chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp những thắc mắc của Quý bạn đọc về giá trị thương hiệu. Trân trọng !

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo