Giá trị tài sản ròng của nhà thầu được quy định như thế nào?

Giá trị tài sản ròng của nhà thầu là một trong những yếu tố nằm trong tiêu chí đánh giá năng lực tài chính và kinh nghiệm của nhà thầu được nêu rõ trong hồ sơ mời thầu. Vậy Giá trị tài sản ròng của nhà thầu là gì? Ý nghĩa của giá trị tài sản ròng của nhà thầu? Cách tính giá trị tài sản ròng của nhà thầu? Giá trị tài sản ròng của nhà thầu phải là bao nhiêu theo quy định hiện hành? Để giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả thông tin dưới bài viết sau.

gia-tri-tai-san-rong

GIÁ TRỊ TÀI SẢN RÒNG CỦA NHÀ THẦU?

1. Giá trị tài sản ròng của nhà thầu là gì?

Mặc dù là một thuật ngữ được xuất hiện trong hồ sơ mời thầu tùy nhiên pháp luật hiện hành chưa có quy định rõ về khái niệm giá trị tài sản ròng của nhà thầu là gì. Thuật ngữ này xuất hiện tại Thông tư 14/2016/TT-BKHĐT ngày 29/09/2016 của Bộ kế hoạch và Đầu tư Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu dịch vụ phi tư vấn, Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/05/2015 của Bộ kế hoạch và Đầu tư Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa, Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/05/2015 của Bộ kế hoạch và Đầu tư Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp,..

Trên cơ sở ý nghĩa Tiếng Việt và những quy định liên quan đến thuật ngữ này, có thể hiểu Giá trị tài sản ròng của nhà thầu là tổng tài sản thuộc quyền sở hữu của nhà thầu sau khi trừ đi các khoản nợ mà nhà thầu phải trả được xác định thông qua bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính của nhà thầu nộp trong hồ sơ dự thầu.

2. Ý nghĩa của giá trị tài sản ròng của nhà thầu?

Giá trị tài sản ròng của nhà thầu là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong các tiêu chí để bên mời thầu đánh giá năng lực tài chính và kinh nghiệm của nhà thầu trong hoạt động đấu thầu, đồng thời cũng có ý nghĩa quan trọng để nhà thầu tự xem xét lại tình hình hoạt động kinh doanh của mình. Cụ thể:

  • Bên mời thầu sẽ căn cứ vào bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhà thầu trong hồ sơ dự thầu để xác định giá trị tài sản ròng của nhà thầu đó. Giá trị tài sản ròng giúp cho bên mời thầu nắm bắt được thông tin, tình hình tài chính của nhà thầu từ đó ra quyết định lựa chọn được nhà thầu đảm bảo có năng lực thực sự để thực hiện tốt gói thầu. Theo tiêu chí đánh giá năng lực tài chính và kinh nghiệm của nhà thầu thì giá trị tài sản ròng của nhà thầu trong năm gần nhất phải dương.
  • Giá trị tài sản ròng của nhà thầu là thức đo tình hình tài chính của nhà thầu. Việc tính toán giá trị tài sản ròng giúp nhà thầu xác định tình hình tài chính của mình để từ đó có các quyết định vận hành quản lý hoạt động kinh doanh của mình trong tương lai phù hợp, kịp thời và hiệu quả hơn.
  • Giá trị tài sản dương là tín hiệu thể hiện tình hình tài chính lành mạnh của nhà thầu. Tức là hoạt động kinh doanh của nhà thầu đang tốt, đem lại lợi nhuận. Điều này cũng thể hiện năng lực tài chính và kinh nghiệm của nhà thầu tốt đảm bảo thực hiện được gói thầu tham dự. Ngược lại, giá trị tài sản ròng của nhà thầu âm đồng nghĩa với việc tình hình tài chính không lành mạnh, việc hoạt động kinh doanh của nhà thầu đang không tốt. Điều này tiềm ẩn nguy cơ nhà thầu không đủ năng lực tài chính và kinh nghiệm thực hiện gói thầu tham dự. Đồng thời cũng là dấu hiệu cảnh báo nhà thầu cần phải có quyết định thay đổi cách thức, chiến lược, phương pháp kinh doanh khác để khắc phục tình trạng hoạt động kinh doanh không hiệu quả hiện tại.

3. Cách tính giá trị tài sản ròng của nhà thầu?

Về cách tính giá trị tài sản ròng của nhà thầu sẽ được bên mời thầu nêu rõ trong hồ sơ mời thầu. Vì dụ với hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa quy định tại thông tư 05/2015/TT-BKHĐT, giá trị tài sản ròng của nhà thầu được tính như sau:

Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản - Tổng nợ

4. Giá trị tài sản ròng của nhà thầu phải là bao nhiêu theo quy định hiện hành?

Theo quy định hiện hành của luật đấu thầu không có quy định cụ thể giá trị tài sản ròng của nhà thầu phải là bao nhiêu để đáp ứng gói thầu. Bên cạnh đó vì giá trị tài sản ròng của nhà thầu chỉ là một trong số những yếu tố trong các tiêu chí để đánh giá năng lực tài chính, kinh nghiệm của nhà thầu tham dự thầu mà thôi nên không thể đưa ra một con số cụ thể được. Thực tế tùy thuộc vào quy mô, tính chất, lĩnh vực gói thầu mà bên mời thầu sẽ cân nhắc đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà thầu để lựa chọn nhà thầu đảm bảo đáp ứng điều kiện tốt nhất để thực hiện tốt nhất gói thầu.

Tuy không quy định cụ thể giá trị tài sản ròng của nhà thầu là bao nhiêu nhưng trong hồ sơ mời thầu theo quy định hiện hành phải đảm bảo điều kiện Giá trị tài sản ròng của nhà thầu trong năm gần nhất phải dương (theo thông tư 05/2015/TT-BKHĐT).

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về Giá trị tài sản ròng của nhà thầu theo quy định mới nhất hiện hành để bạn đọc tham khảo. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề nêu trên hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi hãy liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất.

5. Câu hỏi thường gặp

Giá trị tài sản ròng là gì?

Giá trị tài sản ròng (Net Worth) phản ánh tình hình tài chính chính xác nhất của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp có lợi nhuận cao chưa chắc có giá trị tài sản cao

Tài sản ròng là điều mà mỗi giám đốc hay nhà đầu tư của doanh nghiệp quan tâm. Dựa vào giá trị này có thể đánh giá tình trạng kinh tế cùng với tiến độ kinh doanh của tổ chức.

Giá trị tài sản ròng của một doanh nghiệp?

Tài sản ròng là kết quả sau khi lấy giá trị của tất cả tài sản (bao gồm tài sản tài chính và phi tài chính) đang sở hữu trừ đi tất cả các khoản nợ hiện chưa thanh toán.

Tài sản tài chính và phi tài chính: Tiền mặt, các khoản đầu tư, bất động sản, máy móc phương tiện,…

Nợ hiện chưa thanh toán hay nợ phải trả: Các khoản vay mua máy móc, phương tiện, vay ngân hàng,…

Xem giá trị tài sản ròng trên bảng cân đối kế toán như thế nào?

Giá trị tài sản ròng không thể hiện trực tiếp trên bảng cân đối kế toán. Giá trị này phải tính dựa vào các chỉ tiêu trong bảng để xác định được giá trị tài sản ròng.

Công thức tính:

GIÁ TRỊ TÀI SẢN RÒNG = TỔNG TÀI SẢN – TỔNG NỢ PHẢI TRẢ

Ý nghĩa của giá trị tài sản ròng đối với doanh nghiệp?

Như đã nói bên trên, tài sản ròng trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp sẽ được gọi là giá trị sổ sách hoặc vốn của chủ sở hữu riêng. Giá trị này được tính toán dựa trên giá trị của tất cả những tài sản và khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Số liệu thực tế và cụ thể sẽ được thể hiện trên báo cáo tài chính.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo