Giá trị pháp lý của văn bản công chứng (cập nhật 2024)

 

Hiện nay, phần lớn thủ tục, hồ sơ thực hiện các giao dịch dân sự đều sử dụng văn bản công chứng của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Vậy những văn bản này trong giao dịch dân sự cần đến thủ tục công chứng? Và những văn bản đã được công chứng đó có giá trị pháp lý ra sao? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số thông tin về giá trị pháp lý của văn bản công chứng tới mọi người.

Gia-tri-phap-ly-cua-van-ban-cong-chung-cap-nhat-2022

Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

1. Những yêu cầu đối với văn bản công chứng

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

Công chứng là việc công chứng viên (CCV) của TCHNCC chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu3. Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của luật công chứng4. Như vậy, VBCC gồm có hai loại là hợp đồng, giao dịch được công chứng và bản dịch được công chứng. Trong bài viết chúng tôi phân tích giá trị pháp lý và thời điểm có hiệu lực đối với VBCC là hợp đồng, giao dịch (sau đây gọi chung là giao dịch) được công chứng. Để VBCC có hiệu lực trước hết văn bản đó phải mang đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.

Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 thì giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:

(i) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

(ii) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

(iii) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

(iv) Hình thức của giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Trước khi chứng nhận một giao dịch dân sự thì CCV phải xem xét đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nêu trên.

2. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

2.1 Hiệu lực thi hành của VBCC

Khoản 2 Điều 5 Luật công chứng quy định: “Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thoả thuận khác”. Khoản 2 Điều 401 BLDS quy định: “Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật”. Như vậy với giá trị pháp lý của văn bản công chứng thì khi hợp đồng, giao dịch được công chứng thì hợp đồng, giao dịch đó phải đảm bảo về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, giao dịch. Do đó, các bên phải thực hiện cam kết của mình một cách thiện chí, trung thực và phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết. Quy định này cho thấy hậu quả pháp lý nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết hoặc được giải quyết theo thỏa thuận của các bên trong VBCC.

2.2 Giá trị chứng cứ của VBCC

Khoản 3 Điều 5 Luật công chứng quy định: “Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ, những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyến bố là vô hiệu”. Như vậy, ngoài giá trị thi hành đối với các bên, thì khi giao dịch xảy ra tranh chấp thì VBCC là chứng cứ được các bên sử dụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

VBCC được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp. VBCC khác với hợp đồng, giao dịch không được công chứng ở chỗ hợp đồng, giao dịch không được công chứng cũng có thể là chứng cứ để các bên giao nộp cho Tòa án nhưng đương sự phải chứng minh các tình tiết, sự kiện trong hợp đồng giao dịch đó là có căn cứ và hợp pháp. Ngược lại đối với VBCC thì những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong VBCC là những tình tiết sự kiện không phải chứng minh. Điều này chứng tỏ giá trị pháp lý của văn bản công chứng là đúng đắn.Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan của VBCC thì thẩm phán có thể yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng xuất trình bản gốc, bản chính.

Những tình tiết, sự kiện trong VBCC không phải chứng minh bởi vì bất kỳ giao dịch dân sự nào cũng chứa đựng những yêu cầu (điều kiện) nhất định nhằm đảm bảo cho việc giao dịch được diễn ra phù hợp với các quy định của pháp luật. Do đó, trước khi thực hiện chứng nhận một hợp đồng giao dịch, CCV bao giờ cũng phải đảm bảo quy trình công chứng, hồ sơ công chứng theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, CCV còn phải xem xét làm rõ các sự kiện, tình tiết (ý chí giao kết, năng lực pháp luật, năng lực hành vi, đối tượng, nội dung… ) của giao dịch dân sự và phải làm cho mọi người thấy rõ là có thật, là đúng, đảm bảo tính xác thực về thời gian, địa điểm công chứng, tính hợp pháp của hợp đồng giao dịch. Trước khi thực hiện việc công chứng thì CCV phải giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch. Giá trị chứng cứ không phải chứng minh của VBCC còn được thể hiện ở chỗ trong trường hợp có căn cứ cho rằng hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì CCV đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, CCV tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối yêu cầu công chứng. Như vậy, có thể thấy đối với VBCC thì những tình tiết, sự kiện trong VBCC luôn luôn phải được CCV làm rõ, công khai cho người yêu cầu công chứng đều biết và được CCV kiểm tra, đối chiếu một cách cẩn thận. Ví dụ: Khi chứng nhận các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản thì điều đầu tiên công chứng viên phải xem xét xem đây là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, trên cơ sở đó công chứng viên mới xem xét đến các giấy tờ, tài liệu mà người yêu cầu cung cấp, nếu là tài sản riêng thì cần giấy tờ gì, nếu là tài sản chung thì cần phải có giấy tờ gì? Hoặc trường hợp nhận chuyển nhượng đất trồng lúa thì công chứng viên phải xem xét xem bên nhận chuyển nhượng có đủ điều kiện để nhận chuyển nhượng đất trồng lúa theo quy định của Luật đất đai hay không. Sau khi kiểm tra tất cả các tình tiết, sự kiện, nội dung của VBCC, trước khi ghi lời chứng và ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch công chứng viên còn phải yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình các giấy tờ bản chính các giấy tờ trong hồ sơ công chứng để đối chiếu.

Quy định về giá trị pháp lý của văn bản công chứng như giá trị chứng cứ không cần phải chứng minh của VBCC không làm mất đi quyền đánh giá chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự, vì trong trường hợp các bên có chứng cứ ngược lại để chứng minh rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật thì họ có quyền đề nghị Tòa án bác bỏ các tình tiết, sự kiện này bằng cách yêu cầu tuyên bố VBCC đó vô hiệu.

Tóm lại, VBCC luôn được thừa nhận và có giá trị pháp lý cao hơn các hợp đồng, giao dịch không được công chứng vì VBCC là sản phẩm của CCV, người được Nhà nước ủy nhiệm thực thi việc chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch. VBCC là kết quả của một quy trình công chứng chặt chẽ theo quy định của Luật công chứng, VBCC không chỉ được đảm bảo bởi đạo đức của CCV mà còn được đảm bảo bằng trách nhiệm vật chất (bồi thường thiệt hại) của CCV nếu CCV không đảm bảo đúng quy định của pháp luật trong hoạt động công chứng hợp đồng, giao dịch.

3. Dịch vụ tại Luật ACC

Luật ACC xin gửi lời chào tới quý khách!

Tại ACC, quý khách có thể nhận được dịch vụ tư vấn và làm thủ tục trọn gói vô cùng nhanh chóng. Chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu: Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn về quy trình, thủ tục thực hiện; hồ sơ cần chuẩn bị; hướng dẫn quý khách ký và hoàn thiện theo quy định; Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan 24/7.

Trên đây là một số chia sẻ về giá trị pháp lý của văn bản công chứng. Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất theo:

Email: [email protected]

Hotline: 1900 3330

Zalo: 084 696 7979

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1139 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo