Trị giá tính thuế hay trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được quy đinh cụ thể tại TT39/2015 TTBC. Luật ACC xin gửi đến quý bạn đọc bài viết: "Giá tính thuế nhập khẩu là gì? Xác định giá tính thuế nhập khẩu".
1. Giá tính thuế nhập khẩu là gì?
Trị giá tính thuế với hàng hóa xuất nhập khẩu
Phương pháp xác định trị giá tính thuế cho hàng xuất khẩu
Trị giá tính thuế là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất đầu tiên – KHÔNG bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế(F),
Phương pháp xác định:
- Giá bán của hàng hóa tính tới cửa khẩu xuất đầu tiên được xác định trên hợp đồng, hóa đơn thương mại và những chứng từ liên quan
- Nếu không xác định được trị giá tính thuế xuất khẩu thì kiểm tra tại dữ liệu hải quan trong cùng thời điểm xác định được từ hai trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trở lên thì lấy trị giá thấp nhất áp là trị giá tính thuế xuất khẩu
Xác định trị giá tính thuế cho hàng nhập khẩu
- Nguyên tắc: Trị giá hải quan là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, tương ứng với Term mua bán như sau:
- (Giá Term EXW – FOB – FCA –FAS + O.F (A.F) + (I) + Chi phí phát sinh tại cảng xuất được tính tới cảng nhập (LCC)….
- Các Term CFR – CIF + LCC đầu nhập + Chí phí phát sinh khác từ đầu xuất được tính vào trị giá tính thuế
- Term: DAT – DAP – DUP – DDP – CPT – CIP + phí phát sinh được tính vào trị giá tinh thuế – (Nếu bóc được hóa đơn chi phí đầu nhập sẽ được trừ trong trị giá tính thuế)
- Phương pháp xác định tri giá tính thuế nhập khẩu: Giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá hải quan.
- Những lưu ý khi xác định trị giá tính thuế xuất nhập khẩu
Khi xác định trị giá hải quan bạn sẽ thấy có nhiều khoản phí kèm theo chứng từ không có trong giá bán trên hợp đồng ngoại thương như: phí LCC do hãng tàu thu, phí vận tải nội địa, chi phí nhà kho, cảng vụ, nhân công đóng gói, bốc xếp 2 đầu…vậy những khoản chí phí này có phải tính vào trị giá hải quan – trị giá tính thuế hay không?
Xem thêm bài viết: Tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu theo quy định mới nhất hiện nay
Các khoản điều chỉnh cộng và trừ trong trị giá hải quan
Các khoản điều chỉnh cộng và trừ trong trị giá hải quan
2. Những khoản điều chỉnh phải cộng vào trị giá tính thuế -Trị giá hải quan
- Do người mua thanh toán và chưa được tính trong trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán;Phải liên quan đến hàng hóa nhập khẩu; Có số liệu khách quan, định lượng được, phù hợp với các chứng từ có liên quan.
- Nếu lô hàng nhập khẩu có các khoản điều chỉnh cộng nhưng không có các số liệu khách quan, định lượng được để xác định trị giá hải quan thì không xác định theo phương pháp trị giá giao dịch và phải chuyển sang phương pháp tiếp theo.
- Chi phí hoa hồng bán hàng, phí môi giới. Trường hợp các chi phí này bao gồm các khoản thuế phải nộp ở Việt Nam thì không phải cộng các khoản thuế đó vào trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu.
- Chi phí bao bì gắn liền với hàng hóa nhập khẩu, bao gồm: Giá mua bao bì, các chi phí khác liên quan đến việc mua bán và vận chuyển bao bì đến địa điểm đóng gói, bảo quản hàng hóa.
Lưu ý: Các loại container, thùng chứa, giá đỡ được sử dụng như một phương tiện để đóng gói phục vụ chuyên chở hàng hóa và sử dụng nhiều lần thì không được coi là bao bì gắn liền với hàng hóa nên không phải là khoản phải cộng về chi phí bao bì gắn liền với hàng hóa.
- Chi phí đóng gói hàng hóa
c.1) Chi phí về vật liệu đóng gói bao gồm giá mua vật liệu đóng gói và các chi phí khác liên quan đến việc mua bán và vận chuyển vật liệu đóng gói đến địa điểm thực hiện việc đóng gói;
c.2) Chi phí về nhân công đóng gói, bao gồm tiền thuê nhân công và các chi phí liên quan đến việc thuê nhân công đóng gói hàng hóa đang được xác định trị giá hải quan. Nếu phát sinh chi phí về ăn ở, đi lại cho công nhân trong thời gian thực hiện việc đóng gói thì các chi phí này cũng thuộc về chi phí nhân công đóng gói.
- Khoản trợ giúp: Trị giá của hàng hóa, dịch vụ do người mua cung cấp miễn phí hoặc giảm giá, được chuyển trực tiếp hoặc gián tiếp cho người sản xuất hoặc người bán hàng, để sản xuất và bán hàng hóa xuất khẩu đến Việt Nam. Các khoản trợ giúp bao gồm:
Nguyên liệu, bộ phận cấu thành, phụ tùng và các sản phẩm tương tự hợp thành, được đưa vào hàng hóa nhập khẩu;
Nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu (VD)
Công cụ, dụng cụ, khuôn rập, khuôn đúc, khuôn mẫu và các sản phẩm tương tự được sử dụng để sản xuất hàng hóa nhập khẩu (VD)
Bản vẽ thiết kế, bản vẽ kỹ thuật, thiết kế mỹ thuật, kế hoạch triển khai, thiết kế thi công, thiết kế mẫu, sơ đồ, phác thảo và các sản phẩm dịch vụ tương tự được làm ra ở nước ngoài và cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu.
- Phí bản quyền, phí giấy phép
Phí bản quyền là khoản tiền mà người mua phải trả trực tiếp hoặc gián tiếp cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, để được chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ.
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
+ Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu;
tuệ.
- Phí giấy phép là khoản tiền mà người mua phải trả trực tiếp hoặc gián tiếp cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ
- Chỉ điều chỉnh cộng phí này vào trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu nếu đáp ứng điều kiện sau:
- Người mua phải trả phí bản quyền, phí giấy phép cho việc sử dụng, chuyển giao các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hóa nhập khẩu
Phí bản quyền, phí giấy phép do người mua phải trả trực tiếp hoặc gián tiếp như một điều kiện cho giao dịch mua bán hàng hóa
Chưa được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán của hàng hóa nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan.
- Phân bổ chi phí vận tải và chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên, không bao gồm chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương tiện vận tải xuống cửa khẩu nhập đầu tiên.
Trường hợp các chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương tiện vận tải xuống cửa khẩu nhập đầu tiên đã bao gồm trong chi phí vận tải quốc tế hoặc đã bao gồm trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán thì được trừ ra khỏi trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu
- Chi phí bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên
Trường hợp người nhập khẩu không mua bảo hiểm cho hàng hóa thì không phải cộng thêm chi phí này vào trị giá hải quan
Phí bảo hiểm mua cho cả lô hàng gồm nhiều loại hàng hóa khác nhau, nhưng chưa được ghi chi tiết cho từng loại hàng hóa, thì phân bổ theo trị giá của từng loại hàng hóa, không bao gồm thuế giá trị gia tăng phải nộp ở Việt Nam.
3. Những khoản chi phí không phải cộng vào trị giá hải quan – Điều Trỉnh Trừ
Là những chi phí được phát sinh sau khi hàng tới cảng nhập đầu tiên tại Việt Nam ( nước nhập khẩu) gồm:
- Các khoản tiền người mua phải trả cho quyền tái sản xuất hàng hóa nhập khẩu hoặc sao chép các tác phẩm nghệ thuật tại Việt Nam (ví dụ: một mẫu hàng được nhập khẩu, sau đó được sử dụng để sản xuất ra bản sao chính xác như nguyên bản mẫu hàng được nhập khẩu thì khoản tiền phải trả để được sản xuất hàng hóa theo mẫu hàng nhập khẩu được hiểu là quyền tái sản xuất hàng hóa nhập khẩu);
- Các khoản tiền người mua phải trả cho quyền phân phối hoặc bán lại hàng hóa nhập khẩu, nếu khoản tiền này không được coi như một điều kiện cho giao dịch mua bán hàng hóa nhập khẩu.
- Trường hợp các khoản tiền người mua trả cho quyền tái sản xuất, quyền phân phối hoặc bán lại hàng hóa nhập khẩu đã được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán thì không được trừ ra khỏi trị giá hải quan khi xác định trị giá của hàng hóa nhập khẩu đó.
Khoản giảm giá từ nhà cung cấp gồm:
- Giảm giá theo cấp độ thương mại của giao dịch mua bán hàng hóa;
- Giảm giá theo số lượng hàng hóa mua bán;
- Giảm giá theo hình thức và thời gian thanh toán.
- Khoản giảm giá được lập thành văn bản trước khi xếp hàng lên phương tiện vận tải ở nước xuất khẩu hàng hóa;
- Có số liệu khách quan, định lượng được phù hợp với các chứng từ để tách khoản giảm giá này ra khỏi trị giá giao dịch. Các chứng từ này được nộp cùng với tờ khai hải quan; Thực hiện thanh toán qua ngân hàng bằng phương thức L/C hoặc TTR cho toàn bộ hàng hóa nhập khẩu thuộc hợp đồng mua bán.
4. Kiểm tra trị giá tính thuế xuất nhập khẩu
- Hải quan có quyền bác bỏ trị giá khai báo của doanh nghiệp trong các trường hợp sau:
- Không kê khai hoặc kê khai không đúng, không đủ các chỉ tiêu liên quan đến trị giá hải quan
- Các nội dung về trị giá, điều kiện giao hàng trên hóa đơn thương mại không phù hợp với các nội dung tương ứng (nếu có) trên vận tải đơn
- Trường hợp có nghi vấn về trị giá khai báo nhưng chưa đủ cơ sở bác bỏ là trường hợp trị giá khai báo thấp hơn thông tin rủi ro về trị giá tại cơ sở dữ liệu giá
Xử lý kết quả kiểm tra về trị giá hải quan – trị giá tính thuế
Trường hợp có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo: Cơ quan hải quan thông báo cơ sở bác bỏ trị giá khai báo và xử lý như sau:
a.1) Nếu người khai hải quan đồng ý với cơ sở bác bỏ trị giá khai báo của cơ quan hải quan thì thực hiện khai bổ sung trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan thông báo, cơ quan hải quan thực hiện xử phạt vi phạm hành chính và thông quan hàng hóa theo quy định.
Việc khai bổ sung thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 20 TT 38/2015/TT-BTC
a.2) Nếu người khai hải quan không đồng ý với cơ sở bác bỏ trị giá khai báo hoặc quá thời hạn 05 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan thông báo mà không khai bổ sung thì cơ quan hải quan thông quan theo trị giá khai báo và chuyển các cơ sở bác bỏ trị giá khai báo để thực hiện kiểm tra sau thông quan.
5. Câu hỏi thường gặp
Hướng dẫn cách tính thuế nhập khẩu?
Có 3 phương pháp tính thuế nhập khẩu, bao gồm:
➤ Phương pháp 1: Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm
Thuế nhập khẩu | = | Số lượng hàng hóa nhập khẩu | x | Giá tính thuế của mỗi đơn vị hàng hóa | x | Thuế suất thuế nhập khẩu |
➤ Phương pháp 2: Phương pháp tính thuế tuyệt đối
Theo phương pháp này, cơ quan hải quan sẽ ấn định số thuế phải nộp trên một đơn vị hàng hóa nhập khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp được tính như sau:
Thuế nhập khẩu | = | Số lượng hàng hóa nhập khẩu | x | Giá trị thuế nhập khẩu mà cơ quan hải quan ấn định trên một đơn vị hàng nhập khẩu |
➤ Phương pháp 3: Phương pháp tính thuế hỗn hợp
Nếu áp dụng tính thuế theo phương pháp này, số thuế nhập khẩu phải nộp được tính như sau:
Thuế nhập khẩu = Tổng số thuế phải nộp theo phương pháp tỷ lệ phần trăm và tuyệt đối |
6. Dịch vụ tư vấn luật ACC
Trên đây là thông tin về Giá tính thuế nhập khẩu là gì? Xác định giá tính thuế nhập khẩu mà Công ty Luật ACC gửi đến quý bạn đọc tham khảo. Nếu cần cung cấp thêm thông tin chi tiết quy định về vấn đề này, quý khách vui lòng truy cập trang web: https://accgroup.vn để được trao đổi cụ thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận