Thủ tục gia hạn giấy phép đo đạc bản đồ (Thủ tục 2024)

Giấy phép đo đạc và bản đồ cấp cho tổ chức kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ thuộc Danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép ngành nghề. Đây cũng là một trong những ngành nghề ít phổ biến đòi hỏi chuyên môn cao trong ngành. Để tìm hiểu rõ hơn về ngành nghề này, ACC sẽ tư vấn cho các bạn những vấn đề liên quan đến “Thủ tục gia hạn giấy phép đo đạc bản đồ (Thủ tục 2023)”

Thủ tục gia hạn giấy phép đo đạc bản đồ
Thủ tục gia hạn giấy phép đo đạc bản đồ

1. Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 79/2019/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2019 của Chính phủ.
  • Thông tư 34/2017/TT-BTC ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
  • Nghị định 27/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật đo đạc và bản đồ ngày 13/3/2019 thì Tổ chức được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ

2. Khái niệm đo đạc bản đồ là gì

Hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản

Hoạt động đo vẽ địa hình và bản đồ cơ bản là việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thành lập các sản phẩm đo đạc và bản đồ đáp ứng nhu cầu sử dụng chung cho các ngành và các địa phương, bao gồm:

  • Thiết lập hệ quy chiếu quốc gia và hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia.
  • Xây dựng và bảo trì hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia.
  • Thành lập và hiện chỉnh hệ thống bản đồ địa hình quốc gia, bản đồ hành chính toàn quốc và cấp tỉnh, át-lát quốc gia.
  • Xây dựng hệ thống không ảnh cơ bản.
  • Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu địa lý quốc gia.
  • Xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác hạ tầng dữ liệu không gian địa lý.
  • Đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia.
  • Đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính.
  • Xây dựng hệ thống địa danh sử dụng trong đo đạc và bản đồ.
  • Nghiên cứu khoa học trái đất bằng phương pháp đo đạc và bản đồ.

Hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành

Các hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ riêng cho yêu cầu quản lý của từng ngành hoặc từng địa phương, bao gồm:

  • Thiết lập hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng;
  • Xây dựng hệ thống không ảnh chuyên dụng;
  • Thành lập hệ thống bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính, thành lập bản đồ hành chính cấp huyện;
  • Thành lập bản đồ địa hình, bản đồ chuyên đề phục vụ mục đích chuyên dụng;
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý chuyên dụng;
  • Khảo sát địa chất, đo đạc phục vụ thiết kế, thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi.

3. Điều kiện để được cấp giấy phép đo đạc bản đồ

  • Là doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp có chức năng, nhiệm vụ hoạt động đo đạc và bản đồ;
  • Người phụ trách kỹ thuật về đo đạc và bản đồ phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành về đo đạc và bản đồ; có thời gian hoạt động thực tế ít nhất là 05 năm phù hợp với ít nhất một nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ của tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoặc có chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I; không được đồng thời là người phụ trách kỹ thuật về đo đạc và bản đồ của tổ chức khác;
  • Có số lượng nhân viên kỹ thuật được đào tạo về đo đạc và bản đồ đáp ứng yêu cầu thực hiện các nội dung đề nghị cấp giấy phép theo quy định của Chính phủ (tối thiểu 4 người có trình độ từ trung cấp trở lên chuyên ngành đo đạc và bản đồ);
  • Có phương tiện, thiết bị, công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với quy định trong định mức kinh tế – kỹ thuật đo đạc và bản đồ để thực hiện một sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc nội dung đề nghị cấp giấy phép.

4. Điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính

Có lực lượng kỹ thuật đo đạc và bản đồ tối thiểu như sau:

  • Một (01) kỹ thuật trưởng có trình độ đại học trở lên, chuyên ngành đào tạo về đo đạc và bản đồ, có thực tế hoạt động đo đạc và bản đồ ít nhất ba (03) năm, có hợp đồng lao động được đóng bảo hiểm từ một (01) năm trở lên, không được đồng thời là kỹ thuật viên trưởng cảu tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ khác;
  • Bốn (04) nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp trở lên, chuyên ngành đào tạo về đo đạc và bản đồ.

Có thiết bị công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với định mức thiết bị quy định trong định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc và bản đồ để thực hiện một (01) sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc nội dung đề nghị cấp phép.

5. Thủ tục gia hạn giấy phép đo đạc bản đồ

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
    • Đơn đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ;
    • Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ đã được cấp.

Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép nộp tại Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam trước khi giấy phép hết hạn ít nhất là ba mươi (30) ngày.

  • Bước 2: Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ cho đầy đủ. Việc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ chỉ thực hiện một (01) lần.

Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam hoàn thành việc gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ trong thời gian ba (03) ngày làm việc cho tổ chức có đủ điều kiện, trường hợp không đủ điều kiện gia hạn giấy phép thì trả lời bằng văn bản cho tổ chức biết lý do.

6. Cơ quan có thẩm quyền

  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Cục đo đạc và bản đồ.
  • Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tài nguyên và Môi trường.

7. Thời hạn giải quyết

Ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo